Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Câu chuyện về Ux

10:19 |
Tui dịch nó từ quyển “The Elements of User Experience”, nhưng vì không bỏ vô Google Translate nên sẽ không chính xác từng chữ được, và tui cũng không có ý định dịch hết, mà chỉ chọn những phần đáng chú ý nhất hoặc tóm tắt lại những chương dài. Nếu bạn muốn đọc chi tiết, nên tìm và mua một quyển trên Amazon.


Nói như anh Trãi sếp tui thì cái cảm hứng rất quan trọng. Có nó, bạn có thể thức tận 3h sáng để xem đi xem lại mà vẫn thấy hứng thú. Không có nó, tin tui đi, bắn bỏ cũng đừng hòng bắt bạn đọc.
Theo tui, đoạn này trong sách là quan trọng nhất. Nó không cầm tay chỉ việc cho bạn, nó cũng không nói gì về UX. Nó chỉ kể chuyện và tạo niềm cảm hứng.
OK bắt đầu.
Bất kỳ ai, một lần nào đó trong đời, cũng sẽ gặp tình huống như thế này:
Bạn thức dậy khi mặt trời lên đến con sào, và tự hỏi tại sao đồng hồ báo thức lại không reo. Bạn liếc nhìn đồng hồ và tự nhủ rằng có lẽ chỉ mới 3 giờ mấy sáng thôi. Rồi bạn bật dậy đi tìm cái đồng hồ thứ hai để rồi bạn nhận ra là bạn chỉ còn 10 phút nữa để đi đến chỗ làm.
Bạn bật vội chiếc máy pha cafe (ở đây kể về buổi sáng bên phương Tây, nơi người ta dùng máy “kho” cà phê và tin tui đi, nó nhạt như nước ốc – ngoài lề chút, quay lại câu chuyện) rồi chạy đi mặc đồ. Khi bạn quay lại định “chích” cho mình một liều cafein-duy-trì-sự-sống thì hỡi ôi, chả có giọt cafe nào trong ly cả. Không có thời gian tìm hiểu, bạn phóng như bay ra cửa.
Bạn bị khựng lại một chút khi nhận ra xe bạn cần đổ xăng, cố gắng lết ra trạm xăng, bạn hy vọng tìm được cây nào chấp nhận trả thẻ (Bên này có 2 loại, một là bạn vào trong quầy, bảo thu ngân rằng muốn đổ 4 lít rồi trả tiền cho 4 lít, sau đó thu ngân sẽ bấm máy cho cái trạm nào đó bơm 4 lít cho bạn. Loại thứ hai là bạn đút thẻ vào, đổ nhiêu trả nhiêu. Thường cây xăng nào trả thẻ thì lúc nào cũng có người chọn do tiện lợi hơn.) nhưng thật không hiểu tại sao nó lại không chấp nhận cái thẻ của bạn.
Thế là bạn phải lóc cóc vào quầy thu ngân, rồi xếp hàng chờ tới lượt bởi vì bà cô thu ngân đang lóng ngóng gì đó rất tội nghiệp và chậm chạp.
Rồi bạn phải đi đường vòng vì kẹt xe, tất nhiên là xa hơn và tốn thời gian hơn. Và mặc cho mọi cố gắng mà bạn bỏ ra, bạn vẫn trễ giờ đi làm. Bạn cũng đến được chỗ làm, nhưng với một tâm lý cực kỳ giận dữ, cáu bẳn, khó chịu và có vẻ như một ngày làm việc của bạn thực sự đã bị hủy hoại.
Tới lúc này bạn vẫn chưa có ly cafe nào.
(Giải thích một chút: Không biết ở VN có không, nhưng có thể so sánh với một số người nghiện thuốc hay nghiện đọc báo buổi sáng vậy, ở đây nhiều người phải uống cafe sáng mới đi làm được, không là khó chịu vô cùng.)
Vậy câu chuyện trên thì có liên quan gì tới UX?
Nghe có vẻ như nó là một chuỗi sự kiện bất hạnh xui xẻo ập tới vậy, nhưng hãy thử xem lại từ đầu, nhìn thật kỹ vấn đề để rồi biết đâu, chúng ta nhận ra rằng những xui xẻo đó hoàn toàn có thể ngăn ngừa.
Tai nạn: Tai nạn xảy ra do người tài xế phải nhìn xuống tìm nút tắt đài radio, anh ta không tài nào tìm ra được cái nút volume nếu không nhìn xuống. Tai nạn xảy ra làm kẹt xe.
Quầy thu ngân: Cái máy tính tiền với hàng trăm cái nút và những câu báo lỗi khó hiểu như hệ điều hành Windows vậy “Có thể có lỗi xảy ra. Vui lòng thử lại.” Lỗi là lỗi gì? Công việc của bà cô thu ngân sẽ nhanh chóng hơn nếu nút nhấn và các câu báo lỗi thực sự dễ hiểu hơn với một người làm công việc thu ngân như bà.
Cây xăng: Thực ra chỉ cần quay cái thẻ lại là bạn có thể đổ xăng rồi. Sự gấp gáp làm bạn không nhớ ra điều đó. À mà khoan, có phải ai cũng một lần trong đời lúng ta lúng túng khi quẹt thẻ. Tui nói là quẹt chứ không phải đút và khe thẻ nha. Tui không hiểu tại sao các ngân hàng cứ thích làm người dùng phải thử đi thử lại, xoay qua xoay lại 8 lần mới quẹt đúng.
Cái máy pha cafe: Thực ra máy không có hư, chỉ vì bạn chưa nhấn nút pha mà thôi. Bạn gấp quá, bấm một cái, nhưng cái nút quá lỏng nên bật ngược trở lại. Nếu cái máy có một cách nào đó, để khiến bạn biết chắc chắn rằng, bạn đã thực sự bấm nút pha cafe, thì có lẽ bây giờ bạn đã không bực bội đến thế này.
Cái đồng hồ báo thức: Giờ mình tới cái nguyên nhân có thể nói là vô cùng quan trọng, chính nó, tại nó không reo mà mình không thức dậy đúng giờ. Nó không reo vì đồng hồ đã bị đặt lại sai giờ. Nó bị đặt lại giờ vì tối qua con mèo của bạn đạp lên cái nút. (Đừng cười, chính tác giả cuốn sách nói ổng từng bị một lần rồi.) Chỉ cần để cái nút reset xuống bên hông hay đằng sau lưng cái đồng hồ, thì có lẽ mọi khó khăn và bực dọc của ngày hôm nay đã không đến với bạn.
Tóm gọn lại, mọi điều xui xẻo ở phía trên hoàn toàn có thể được ngăn chặn, nếu như họ thiết kế sản phẩm hay dịch vụ khác đi một chút. Tất cả những ví dụ trên nhằm thể hiện một cái nhìn sơ khởi về User Experience: Những trải nghiệm/kinh nghiệm mà sản phẩm/dịch vụ đó tạo ra cho người dùng trong thế giới thật.
Read more…

Ông lớn trên thị trường taxi Việt Nam

23:27 |
Luôn có cơ hội cho người đến sau, nếu làm đúng cách.

Vị chủ tịch của Vinasun khởi nghiệp từ du lịch, rẽ lối sang kinh doanh Taxi sau khi thắng lớn từ bất động sản. Và có lẽ con đường này đã đúng khi Vinasun ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường taxi Việt Nam.
Hiện nay Vinasun là doanh nghiệp Taxi đứng đầu tại thị trường miền Nam, vượt qua cả ông lớn Mai Linh với các chiến lược kinh doanh khôn ngoan.
Khởi nghiệp từ làm du lịch
Ông Đặng Phước Thành bắt đầu con đường kinh doanh với việc xây dựng công ty TNHH Trầu Cau năm 1995 hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực nhà hàng.
Cùng với sự phát triển ngành du lịch Việt Nam thời kỳ mở cửa, năm 2002 Trầu Cau đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và tư vấn đầu tư Ánh Dương Việt Nam. Ông Thành mở rộng kinh doanh của công ty sang hoạt động tổ chức tour du lịch trong ngoài nước, tư vấn du học và bán vé máy bay.
Kinh nghiệm từ những năm làm du lịch giúp ông Thành rất nhiều trong việc xây dựng văn hóa Vinasun sau này. Đây chính là điểm khác biệt giúp lính mới Vinasun đánh bật các bậc tiền bối trên thị trường taxi Việt Nam.

Chủ tịch của Vinasun từng tâm sự: “Các đối thủ đã ngủ quên trên chiến thắng trong khi với chất lượng xe đồng nhất luôn được nâng cấp đã lôi kéo nhiều khách hàng của các đối thủ về với chúng tôi.”
Hiện ông Thành và gia đình nắm giữ gần 40% cổ phần của Vinasun, trong đó cá nhân ông sở hữu gần 5,5 triệu cổ phiếu (23,8% cổ phần), trị giá gần 240 tỷ đồng.
Chiến lược phát triển tập trung
Vinasun ra đời năm 2003 sau khi ông Thành gặt hái nhiều thành công trên mảng bất động sản. Thời điểm này thị trường taxi khá bình lặng khi thị phần các hãng lớn như Mai Linh, Vinataxi đã được phân định rõ ràng.
Để chiến thắng các đối thủ lớn, ông Thành lựa chọn chiến lược phát triển tập trung khai thác tối đa những đô thị lớn phía Nam có nhu cầu sử dụng taxi cao.
Nếu như ông lớn Mai Linh chọn giải pháp mở rộng quy mô lên tất cả các tỉnh thành với gần 60 công ty con thì Vinasun chỉ tập trung tại khu vực miền Nam với các thị trường trọng điểm như Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Trong đó 35% số xe của doanh nghiệp này hoạt động tại Tp.HCM. Tính đến quý 3/2012, Vinasun có tổng số điểm tiếp thị lên gần 900 điểm với khoảng 4.300 đầu xe.
Với chiến lược hiệu quả này, sau 8 năm hoạt động Vinasun chiếm 45% thị phần tại TP.HCM, 60% tại Bình Dương và trên 60% tại Đồng Nai. Đây là con số ấn tượng khi Vinasun dành được thị phần từ tay Mai Linh- doanh nghiệp taxi lớn ra đời từ năm 1993. Trong khi với việc đầu tư dàn trải đã khiến Mai Linh liên tục thua lỗ.
Tỉnh táo rút lui khỏi đầu tư đa ngành
Vào những năm 2000, kinh doanh bất động sản là lĩnh vực vô cùng sôi động theo như lời ông Thành “Sáng mua căn nhà 300 lượng vàng, chiều có thể sang tay 600 lượng”. Sau khi làm ăn phát đạt nhờ mảng kinh doanh hot này, Taxi được ông Thành lựa chọn là hoạt động kinh doanh bền vững.
Tuy nhiên khác với các doanh nghiệp khác Vinasun kịp rút lui khỏi việc đầu tư đa ngành từ lĩnh vực bất động sản, nhà hàng, đầu tư tài chính. Ông Thành tâm sự đó là nhờ lời khuyên của Temasek Holding dành cho Vinasun: "Bỏ hết các lĩnh vực râu ria như nhà hàng, bất động sản và tập trung vào lĩnh vực taxi”.
M&A để tìm kiếm sự tăng trưởng


Cơ cấu doanh thu theo từng khu vực của Vinasun
Tăng trưởng của Vinasun dựa vào 3 yếu tố: tăng xe, mở rộng địa bàn và tăng doanh thu bình quân ngày. Tuy nhiên hiện nay lượng taxi tại Tp. HCM của Vinasun đã vượt số lượng cho phép đến năm 2020 nên doanh nghiệp này khó có thể tiếp tục tăng lượng xe tại khu vực này.
Về lợi nhuận kinh doanh taxi không cao và theo như lời ông Thành “ mỏng như lá lúa” nên M&A là con đường nhanh nhất mà Vinasun lựa chọn.
Năm 2010, Vinasun chọn Airport Taxi là đối tượng thâu tóm hấp dẫn khi có khoảng 600 xe và sở hữu địa điểm kinh doanh là sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên vì đây là hãng xe của Nhà nước với thủ tục quá phức tạp nên ông Thành quyết định chuyển sang hướng đầu tư thêm 1.200 chiếc xe mới.
Cùng năm 2010, Vinasun tiến hành mua lại thương quyền taxi của hãng Green và đổi tên thành Vinasun Green, hoạt động ở thị trường Đà Nẵng.
Chủ tịch của hãng xe này cho biết cuối năm 2013 Vinasun sẽ thâu tóm một số doanh nghiệp taxi tại TP HCM để tiếp tục phát triển. Cách làm M&A của Vinasun là mua lại thương quyền, sau đó đầu tư xe mới để đồng bộ chất lượng xe.
Ông Thành cũng đã từng chia sẻ khi được hỏi về chiến lược mua lại Taxi Mai Linh: “Nếu Mai Linh bán 1.000 thương quyền với giá rẻ thì Vinasun sẽ mua.”
Nói như vậy không có nghĩa ông Thành mong muốn thâu tóm các doanh nghiệp khác bằng mọi giá. Ông luôn cân nhắc để việc thâu tóm không làm ông cùng gia đình mất quyền kiểm soát Vinasun như lời tâm sự: “ Mình đi thâu tóm người ta, nhưng nước ngoài lại thâu tóm mình thì cũng như không. Tôi thà chọn thị phần to trong chiếc bánh nhỏ”.
Năm 2012, Vinasun đạt được kết quả kinh doanh khá tốt khi doanh thu tăng gần 20% và lợi nhuận tăng 15%. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp này khi chiếm gần 97% doanh thu thuần.
Mặc dù Vinasun hoạt động kinh doanh trên 2 mảng gồm Du lịch và Taxi nhưng hoạt động du lịch không đáng kể khi doanhh thu taxi đạt tới 2.692 tỷ đồng, chiếm 99% tổng doanh thu. Mức doanh thu này của Vinasun bỏ xa so với Mai Linh.

Read more…

14 nguyên tắc thành công cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

23:02 |
Hàng nghìn công ty được thành lập mỗi năm và rất nhiều trong số đó đã học được cách tồn tại bất chấp những khó khăn ban đầu và tiếp tục kinh doanh thành công.


Sau nhiều năm nghiên cứu, phỏng vấn các nhà lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp ở những ngành nghề kinh doanh khác nhau, tác giả Ron Finklestein đã đúc kết được 14 điểm tương đồng của những tập thể này, những nhân tố giúp họ vượt qua những sóng gió của nền kinh tế để vươn tới đỉnh cao của sự phát triển.

1. Văn hóa công ty

Văn hóa ở đây có thể hiểu là những nhân tố gắn kết tri thức của con người với lòng tin và cách hành xử phụ thuộc vào khả năng học hỏi và truyền bá tri thức đến những thế hệ sau trong công ty. Với những đơn vị đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường, nói đến văn hóa là nói đến thu hút và tuyển dụng người tài. Bên cạnh đó, văn hóa cũng là sự điều khiển hành vi của từng cá nhân để đem lại thành công cho tập thể.

2. Dịch vụ khách hàng

Một cách đơn giản, dịch vụ khách hàng có nghĩa là việc quan tâm chăm sóc các khách hàng của bạn. Nhiều doanh nghiệp gắn dịch vụ khách hàng với văn hóa đặc trưng của công ty. Trong nhiều trường hợp, bản kế hoạch kinh doanh phản ánh cách họ chăm sóc khách hàng như thế nào.

3. Thái độ lãnh đạo

Người lãnh đạo phải duy trì một thái độ tích cực và hoàn toàn chịu trách nhiệm 100% cho kết quả kinh doanh của công ty mình. Lãnh đạo phải là người có khả năng đưa ra những thay đổi cần thiết để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Những nhà lãnh đạo thành công nhất luôn luôn hiểu rằng nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất: tuyển dụng và giữ lại đúng người, loại bỏ những cá nhân yếu kém và cung cấp những điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, tất cả đều giúp xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh.

4. Chiến lược kinh doanh

Để thành công, nhiều doanh nghiệp không cần một bản kế hoạch kinh doanh quá phức tạp. Vấn đề là các chiến lược phải được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng, dựa trên tình hình thực tế của công ty để thực hiện. Một bản chiến lược tồi nhưng lại được triển khai tốt còn có ý nghĩa gấp trăm lần hơn một kế hoạch hoàn hảo chỉ tồn tại trên giấy.

5. Kỷ luật

Nói đến kỷ luật là nói đến việc đưa những chiến lược trên giấy trở thành hiện thực và giữ cho mọi thứ nằm trong guồng vận động của chúng. Nó còn là sự tập trung vào các thị trường chủ chốt của công ty và đánh giá thành công của các chiến lược kinh doanh.

6. Rủi ro

Hầu hết những doanh nhân hàng đầu không hề e ngại phải đương đầu với những khó khăn được tính toán từ trước. Họ chấp nhận thử thách bởi họ nhận ra sự cần thiết phải thay đổi khi môi trường kinh doanh biến động, nếu không, cả tập thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Mọi công ty vượt qua sự thay đổi và đối phó với những thử thách của thị trường, của đối thủ cạnh tranh hay điều kiện kinh doanh chung, đều có thể đạt được những thành công về sau.

7. Kế hoạch tài chính

Một nhân tố không kém phần quan trọng là việc dự trù kinh phí và thiết lập một bản kế hoạch tài chính, đồng thời tuân thủ chặt chẽ những dự toán đó. Đây vừa là thứ nhắc nhở những người chủ doanh nghiệp về cách họ sẽ sử dụng ngân sách của công ty như thế nào, vừa là công cụ tính toán mức độ tăng trưởng hay thua lỗ của mỗi doanh nghiệp.

8. Các quy trình kinh doanh

Việc hợp lý các quy trình kinh doanh cũng là nhân tố góp phần đem đến thành công lâu dài, khi chúng tạo ra khả năng dự báo về kết quả kinh doanh. Không may là nhiều chủ doanh nghiệp lại không để ý tới yếu tố này. Những doanh nghiệp thành công hiểu rõ sự cần thiết phải liên tục đổi mới và cải thiện những quy trình kinh doanh của mình, làm cho chúng hiệu quả hơn, phản ứng với thị trường nhanh hơn trong khi vẫn chăm sóc tốt khách hàng của mình.

9. Công nghệ thông tin

Tuy công nghệ là thành tố không thể thiếu cho sự vận hành của mỗi doanh nghiệp, chúng không nhất thiết phải là những cỗ máy đắt tiền hay phức tạp. Công nghệ hữu ích có thể là động lực quan trọng thúc đẩy thay đổi trong mỗi công ty.

10. Chiến lược tiếp thị

Những chiêu thức tiếp thị hiệu quả sẽ mang lại nhiều tác dụng khác nhau ngay cả trong một môi trường bán hàng đơn nhất. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà mỗi công ty xây dựng được những chiến lược khác nhau, tập trung quảng bá những sản phẩm và dịch vụ khiến khách hàng hài lòng. Tìm hiểu khách hàng chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu quả.

11. Bán hàng

Cũng như mọi quy trình kinh doanh khác, bán hàng là một quy trình có thể tính toán và cải thiện được. Nhiều doanh nhân thành công coi tính nhất quán, có thể đánh giá và lặp đi lặp lại của hoạt động bán hàng là điều quan trọng nhất và họ tìm kiếm những nhà đào tạo bán hàng chuyên nghiệp với sự linh hoạt để đào tạo các nhân viên bán hàng trong công ty.

12. Đào tạo

Bởi vì chúng ta sống trong một thế giới thay đổi không ngừng, việc xây dựng một nền văn hoá học hỏi liên tục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với nhiều chủ doanh nghiệp, những đầu tư không ngừng vào việc đào tạo luôn là yếu tố quyết định thành công. Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo được thực sự thành công thì phải có một sự kết nối trực tiếp với kế hoạch kinh doanh và hiểu được hoạt động đào tạo sẽ trợ giúp việc thực thi thành công các kế hoạch kinh doanh như thế nào.

13. Tập thể các nhà tư vấn

Bất cứ chủ doanh nghiệp thành công nào đều quan tâm tới việc tìm kiếm các nhà tư vấn đáng tin cậy, có năng lực. Nhiều công ty không ngần ngại trả tiền hậu hĩnh cho các lời khuyên của các nhà tư vấn có khả năng giúp họ trở nên đáng tin cậy hơn, đưa ra những câu hỏi quan trọng và giới thiệu những người khác có thể giúp đỡ khi cần thiết.

14. Sự cân bằng

Các chủ doanh nghiệp thành công luôn biết cách kết hợp hài hoà cuộc sống cá nhân vào cuộc sống kinh doanh. Họ xây dựng cuộc sống của họ, của nhân viên xung quanh hoạt động kinh doanh, và mọi thứ dường như không thể phân biệt giữa cuộc sống xã hội và cuộc sống kinh doanh.

Theo Thời báo Kinh doanh

Sản phẩm của tôi: Chắn cửa cầu thang, thanh chắn giường, tủ nhựa, tủ đựng đồ
Read more…

Chán vợ phải làm sao đây?

03:57 |
“Thời buổi “gạo châu củi quế” này mà vợ vẫn không biết thắt chặt chi tiêu, vẫn đòi hỏi đủ thứ, dễ điên lắm!”, anh bạn tôi bức xúc. 
Anh bạn tôi ít khi kể xấu vợ. Quan niệm của anh rất… quán triệt từ xưa tới giờ là đàn ông phải xứng mặt nam nhi, không để vợ con thiếu thốn. Suy nghĩ vậy nên anh cày ngày cày đêm. Bù lại gia đình vợ con êm ấm, hòa thuận. Nhưng mới đây anh “đành mắc tội với vợ, cho tui than chút kẻo bực quá!”. 
Nội thất phải “sáng và sang” !

Sự đời không thuận chèo mát mái mãi. Công việc làm ăn khó khăn dần. Cái “eo” lại đến ngay khi anh làm nhà lớn thay cho căn nhà nhỏ trước đây. Ban đầu đã “thống nhất” làm nhà rộng, đủ phòng ốc để tiện cho việc sinh hoạt, con cái học hành còn nội thất tính sau nhưng vợ anh đánh bài “đòi lần lần”. Nàng thủ thỉ: “Anh à, nhà mình đẹp vậy thì nội thất phải sáng, phải sang trọng. Xây nhà là việc cả đời nên phải làm cho đồng bộ từ đầu. Em quen với công ty thiết kế, trang trí nội thất, họ sẽ đến tư vấn, làm luôn cho mình từ A đến Z. Anh đừng có mà tự ý mua đồ nhé. Không đồng bộ không đẹp đâu. Làm nhà xong ai đến chơi mà chê chỗ này chỗ nọ em… chán lắm!”.


 Ảnh minh họa. DAD
Ban đầu, anh bạn tôi nghe vợ nói cũng có lý nên đồng ý theo. Ai ngờ để có nội thất sáng và sang, số tiền còn “quá cha” phần thô xây căn nhà bốn tầng. Riêng mấy cái vòi nước đã tốn hàng chục triệu đồng. Tiếc tiền (và sợ thiếu tiền!), anh can vợ: “Chỉ là cái vòi nước thôi mà. Em mua mắc quá làm gì? Vặn nó cũng ra nước máy! Có chảy ra… Pepsi, Cola gì đâu mà đắt đỏ vậy?”.

Tưởng vừa năn nỉ vừa đùa vui vậy cho nàng tỉnh ngộ, ai ngờ vợ cứ tấn tới. Thà không làm nhà, làm phải là đồ xịn. Báo hại anh bạn tôi “ráng ruột” và giờ lại tiếp tục cày trả nợ bạc tỉ cũng với lời thỏ thẻ của vợ: “Năm làm nhà ba năm trả nợ mà anh! Lo gì”…

Hè: không du lịch không phải hè!

Sống trong căn nhà tiện nghi, sáng sủa nên vợ chồng, con cái cũng phải sang trọng cho… phù hợp. Thế là nàng bỏ chợ truyền thống đi siêu thị, bỏ shop quần áo bình dân sang hàng hiệu. Chưa hết, mới đầu mùa hè nàng thu gom ở đâu về quá chừng chương trình quảng cáo của các công ty du lịch để “cả nhà nghỉ hè ở đâu ta, trong hay ngoài nước?” làm cho anh chàng “đã khổ càng khổ thêm”.

Nhẹ nhàng năn nỉ vợ nghĩ lại giúp anh, năm nay mình nghỉ hè loanh quanh thành phố nhé là nàng mặt nặng mày nhẹ. Cuối cùng nàng bừng bừng nổi giận: “Bạn em khoe đi nước này nước kia, đi về còn quà cáp tùm lum cho cả nhóm, em cứ ngồi ì ra trong hội thế à? Quê chết. Hè không đưa con đi du lịch không phải là… hè! Mà em cũng là vì con, vì gia đình mình chứ có đòi hỏi gì quá đáng đâu?”…

Khó có thể “cãi lý” với vợ về những điều khoản bắt buộc này, anh bạn tôi xuống nước: “Vậy cả nhà về thăm quê nhé? Công đôi việc. Vừa thăm ông bà, vừa coi như đi du lịch. Mình đi trong nước cho nó rẻ”. Tưởng vợ đồng ý, ai ngờ nàng tiếp tục nổi cơn thịnh nộ: “Về quê là về quê. Du lịch là du lịch. Không có kiểu gộp chung thế được. Còn nữa, về quê anh… chán òm! Gặp bà con nhà anh em biết nói chuyện gì!?”…

Bực quá nói không được câu nào. Ra khỏi nhà rồi anh nhắn vợ một câu: “Thưa vợ, chồng không phải đại gia!”, không biết ở nhà vợ có nhớ ra không?

Read more…