Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Làm thế nào để giàu nhanh, làm thế nào để kiếm tiền nhanh?

20:03 |

Việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chọn bán hàng cho một người khách để lấy 5 đồng thay vì bán cho mười người để lấy của mỗi người một đồng, không phải là một lựa chọn khó hiểu. Nhưng họ sẽ dần nhận ra rằng lối ăn xổi, bóc ngắn cắn dài đó không phải là cách kiếm tiền hiệu quả nhất.

Chân thật sinh lời. Trong cuốn "Võ sĩ đạo: Linh hồn của nước Nhật", khi nói đến thói làm ăn tráo trở của lái buôn Nhật bị người châu Âu chỉ trích vào thời đấy, Inazo Nitobe có viết "Vào tháng 11 năm 1880, Bismarck có gửi một thông tri đến các lãnh sự Đức ở nước ngoài, cảnh báo họ về "một sự thật đáng quan ngại về tình trạng các hàng hóa trên các tàu buôn của nước Đức không được tin cậy cả về chất lượng lẫn số lượng".
Ngày nay (những năm 1900), chúng ta hầu như không nghe thấy ai than phiền về sự bất cẩn hay tín trí trá của người Đức trong nghề buôn. Trong vòng 20 năm, lái buôn nước Đức học được rằng là nói cho cùng thì làm ăn chân thật là cách kiếm lời nhanh nhất.
Giờ đây, lái buôn của chúng tôi (nước Nhật), đã lĩnh hội được điều đó. Khi một đất nước mở cửa cho nền kinh tế thị trường, thì việc xuất hiện một bộ phận những người muốn kiếm lời trong ngắn hạn bằng thói gian dối, biển lận là dễ hiểu. Dẫu rằng ở những nước nổi tiếng kỷ luật bậc nhất thế giới như Đức hay Nhật cũng vậy.
Thế nhưng người ta học được rất nhanh rằng đến cuối cùng thì uy tín mới là mặt hàng kiếm lời nhanh nhất, vậy nên đến tận ngày nay, hàng hóa Đức hay Nhật Bản vẫn nổi tiếng vì chất lượng của mình. Một bài học nghe có vẻ đơn giản, nhưng phải mất hàng chục năm để một quốc gia thấm được tinh thần ấy.
Cách đây 3, 4 năm tôi có nói chuyện với một doanh nhân đã lăn lộn gần 20 năm buôn bán làm ăn với Nhật, Hàn, Trung. Anh ấy nói "Cái điểm khác biệt giữa làm ăn với người Nhật và người Hàn là: Khi làm ăn với người Nhật thì họ sẽ lôi hết tất cả xấu tốt ra đặt trước mặt mình, rồi bảo: “Đấy, mày làm thì làm không làm thì nghỉ”. Còn làm với người Hàn thì họ sẽ chỉ nói điểm tốt mà không đề cập đến điểm xấu.
Một người bạn Mỹ của tôi đã từng sống nhiều năm ở cả Nhật Bản và Hàn Quốc có nhận xét: "Cả ở Nhật lẫn ở Hàn, họ đều học "như trâu", nhưng điểm khác biệt là trong giờ kiểm tra, nếu có thể quay cóp mà chắc chắn không bị phát hiện thì người Hàn sẽ làm, còn người Nhật thì không".
Hàn Quốc bắt đầu kinh tế thị trường từ đầu những năm 1960, có thể còn có yếu tố văn hóa ảnh hưởng ở đây, nhưng cho dù chậm hơn Nhật thì với những công ty lớn của họ đang vươn ra toàn cầu, tôi cho rằng họ đã ít nhiều nhận ra rằng thành thật trong kinh doanh không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn về cả lợi nhuận.
Mấy năm nay đọc báo, thấy dư luận trong nước càng ngày càng ca thán về tình trạng chặt chém, lừa đảo khách hàng. Nước ta đi theo kinh tế thị trường chậm hơn người khác cả trăm năm,  mà quá trình học hỏi cũng chậm hơn, thì không cách nào đuổi kịp người ta.
Việc các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chọn bán hàng cho một người khách để lấy 5 đồng thay vì bán cho mười người để lấy của mỗi người một đồng, không phải là một lựa chọn khó hiểu. Nhưng cũng như ở những nước khác, họ sẽ dần dần nhận ra rằng lối ăn xổi, bóc ngắn cắn dài đó không phải là cách kiếm tiền hiệu quả nhất.
Đã có một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này, nhưng ở trong một môi trường mà số đông chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, họ bị thiệt thòi cả về uy tín chung lẫn về lợi nhuận.
Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ học được bài học mà người Đức hay người Nhật đã học được cách đây hơn 120 năm: "Honesty is the best policy" - "Thật thà là cách làm việc tốt nhất". Nhưng học được càng muộn thì cái giá phải trả càng đắt và bài học càng đớn đau.

Sản phẩm của mình:
Chắn cửa, chắn cầu thang.
Website: http://www.chancuacauthang.com
Read more…

Đừng tự giết chết mình bằng việc phá giá

09:04 |
Chào cả nhà,

Hôm thứ 7 được BQT tổ chức off line mini thật ý nghĩa và bổ ích, được gặp em thuhien xinh xinh ( mà trước kia cứ tưởng nàng phải dừ dừ cơ, không ngờ lại tre trẻ thía ), trao đổi với thuhien thấy có người cùng quan điểm với mình mà vui quá, vì đề tài này mình ấp ủ từ lâu nhưng chưa gặp cố nhân để chia sẻ giãi bày, may quá có off line trao đổi được tý ty với nàng, hi hi.

Hôm nay rảnh một tý, mình cũng muốn chia sẻ với cả nhà, hi vọng mọi người ủng hộ và cùng tham gia nhé.
Mình copy được cái ảnh này nay hay hay trên FB, thấy phù hợp với bài viết, mội người cùng xem nha:


Thời buổi kinh tế khó khăn, nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh, hàng hóa ê hề, đặc biệt kinh doanh online là một mảnh đất màu mỡ giờ đã thành trăm hoa đua nở, có biết bao những trang web bán hàng cho khách lựa chọn-> quả thức bây giờ thì khách đã trở thành Thượng Đế theo đúng nghĩa rồi. Một ngày có bao nhiêu shop online mở ra, và cũng chừng đó shop đóng cửa....... 

Mình thấy có một điều hầu như kể cả các bạn bán hàng lâu năm có kinh nghiệm, đến các bạn vừa mở shop đều đau đầu nhất đó chính là sự cạnh tranh về giá cả. Thỉnh thoảng mình vẫn nhận được Buzz trên YM của vài bạn, hoặc trên điện thoại " chị ơi, chỗ nọ, chỗ kia họ bán giá....còn em giá là......, hu hu em sắp mất khách rùi...."

Dù là người đã bán hàng lâu năm, hay người vừa mới toe đều dao động khi thấy giá mình đưa ra không cạnh tranh bằng đối thủ, rồi nhận được phản hồi thắc mắc của khách ( nhiều khi cũng chỉ là thắc mắc theo thói quen khi mua hàng thoai, VD khi đi mua hàng, hỏi giá người bán trả lời xong, thông thường người mua sẽ hay phán một câu " sao đắt thế chị " , câu dài hơn thì: " em thấy chỗ này...chỗ kia...chỉ có chừng này...này thôi")
Thế là người bán lập tức sẽ tìm hiểu giá của đối thủ đưa ra rồi đặt giá thấp hơn để cạnh tranh.....

Rồi người mới mở shop: cũng tìm hiểu giá cả khắp nơi, rồi đưa ra một mức giá thật thấp để cạnh tranh nhằm kéo khách về shop của mình.....
Cứ thế ...cứ thế....kẻ trước...người sau.....vô hình chung tự kéo nhau vào một cuộc chạy đua gay cấn và cuồng nhiệt.....
-> Giá ngày càng giảm, lãi ngày càng mỏng, có những shop mới mở còn sẵn sàng bán bằng giá nhập..... ô hô, thế là người bán tự kéo nhau, dìm nhau uống no nước, quả không sai.


Chấp nhận tất cả, bán cực rẻ để hút khách về shop mình, rồi kết quả thế nào: thông thường giảm giá thì dễ chứ tăng giá mới là khó. Sau một thời gian chạy đua thì shop cũng có một lượng khách nhất định, nhưng nếu vẫn cứ bán với giá rẻ mạt như vậy, thì liệu shop có lãi để mà duy trì hoạt động kinh doanh được nữa không???? không có lãi thì sao mà bõ công làm??? 

Vậy ôm được một lượng khách lớn vào rồi -> còn sức để nuôi tiếp không khi mà ngay chính bản thân bạn cũng đang còn ngắc ngoải ???

Mình biết có trường hợp một bạn là người quen của mình, cũng chạy đua, phá giá sát gần giá nhập, chỉ còn tý ty lãi. Sau vài tháng kinh doanh, bạn ấy khá đông khách, nhưng đông khách là thế mà lãi chẳng bao nhiêu, bận bịu đầu bù tóc rối suốt ngày, rùi cuối cùng ông xã ra tối hậu thư: " Thôi tiền lãi không đủ anh và con ăn sáng, đề nghị em đóng cửa topic đi" 

Bạn ấy gọi cho mình: " Hu hu, giờ em phải làm sao, em không thể tăng giá được, vì khách của em quen với giá rẻ rồi..." 
Mình chí có một giải pháp cho bạn ấy: phải làm lại từ đầu thôi, hủy nick cũ, tạo nick mới và shop mới hoàn toàn, không còn cách nào khác...-> đó là bài học đắt giá cho việc chay đua phong trào giảm giá -> sẽ chỉ tự giết mình mà thôi. 

Vậy phải định giá, áp giá thế nào cho hợp lý, một bài toán đặt ra: nhập hàng đơn giá 20k, bán 25k -> vậy là lãi được 5k rùi phải không các bạn?, không đơn giản như vậy, vì còn chi phí nhân công ( công sức các mẹ bỏ ra) chi phí hàng tồn kho, chi phí phát sinh....nữa-> nên phải tính toán 1 khung giá phù hợp, vì nếu chỉ lãi 5k như VD trên là chưa tính các chi phí kia nữa, nếu tính cả vào có khi lãi mà lại thành lỗ ý chứ.

Xin chia sẻ với các bạn về 1 câu chuyện có thật về bài học giá cả và xử lý hàng tồn kho:

Cách đây vài năm ở HN có 1 CH bán phụ kiện đt khá nổi tiếng, chỉ chuyên bán pin, sạc và vỏ đt thui. Họ bán luôn cao gấp vài lần giá nhập, và theo sổ sách kế toán thì lãi nhiều lắm, sếp và nhân viên vô cùng hỉ hả.... Thế nhưng làm mãi, làm mãi vài năm sau, sổ sách vẫn lãi, mà tiền mặt chả thấy đâu, cuối cùng mở kho hàng thì thấy 1 đống hàng tồn đổ nát nằm trong đó. -> Mà khổ nỗi phụ kiện đt thì nó theo thời trang và thời gian, có những vỏ đt, hay sạc, pin bây giờ Nokia, Sam Sung...họ cũng không còn sản xuất máy đó nữa thì ai mua phụ kiện làm gì-> vậy là đống đổ nát đó thành đống rác cho Đồng nát họ cũng không thèm lấy....-> Cuối cùng thì CH đó đóng cửa và đã biến mất tích trên thị trường rùi ạ -> Đây chính là 1 bài học kinh nghiệm về phương pháp định giá bán hợp lý và xử lý hàng tồn kho-> Không nên bán giá quá cao ( khách sẽ không mua) nhưng cũng đừng bán giá quá thấp -> bạn sẽ nhanh chóng phá sản....

Mọi người cũng thấy rõ thời gian gần đây thị trường khủng hoảng, các siêu thị đóng của hàng loạt, một phần cũng có nguyên nhân của cuộc chay đua đến kiệt sức ở trên.
Vì sao các nước Phương Tây văn minh họ lại có Luật " chống bán phá giá " nhỉ, luật đó chính là để bảo vệ những người bán hàng, làm cân bằng thị trường , mang lại lợi ích cho người bán và cũng đảm bảo cung cấp cho khách hàng một sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy.

Mình còn nhớ hồi Vn bị kiện vì bán cá phá giá, tôm phá giá..... mình có thắc mắc với sếp mình hồi đó ( sếp là người Việt quốc tịch Úc, sinh ra và lớn lên tại Úc, rồi về VN đâu tư kinh doanh ): rằng VN bán giá rẻ thì họ phải thấy là dân của họ được lợi chứ, rằng giá đó VN cũng đã lãi rồi.....
Sếp có mở mang đầu óc cho mình rằng: nếu để VN cứ như thế, rồi lại có 1 ông khác nhảy vào chạy đua....-> vỏ quýt dày có móng tay nhọn mà , cứ như vậy sẽ đến đâu?? luật đó nhằm bảo vệ lợi ích cho cả người bán lẫn người mua. 

Nó đảm bảo cho người bán đủ lãi để sống thoải mái, còn có sức mà cung cấp hàng hóa chất lượng + dịch vụ tốt cho khách hàng.
Ngược lại: nó đảm bảo cho người mua, mua được hàng hóa chất lượng+ dịch vụ ok. 
Còn nếu giá quá rẻ mạt, người bán sau một thời gian thấy không đủ lãi sẽ nảy sinh gian dối, sản phẩm kém chất lượng, hoặc chất lượng dịch vụ cũng kém -> vậy lúc này người mua cũng đâu có lợi ích gì. Người ta sẵn sàng bỏ ra một món tiền vừa phải để mua một sản phẩm chất lượng + thái độ phục vụ nhiệt tình, còn hơn bỏ ra 1 số tiền rẻ mạt để mua sản phẩm kém + thái độ tồi ( hoặc nếu sản phẩm không kém thì vì lãi ít nên chắc chắn người bán sẽ có tâm lý chán nản-> thái độ sẽ không thể nhiệt tình được....)

Vậy nếu không giảm giá thì có cách gì để bán hàng tốt, có lợi nhuận và đông khách nhỉ???? một câu hỏi nan giải đặt ra cho các chủ shop. 

Theo mình: cách giảm giá chỉ là "Hạ sách "dùng để thu hút khách mà thôi, mời các bạn vào Top của em Tomy, các bạn đọc sẽ hiểu tâm lý của khách hàng, mối quan tâm lớn nhất của khách hàng có phải là " giá cực rẻ" như chúng ta thường nghĩ hay không???? Câu trả lời là: giá chỉ là một phần mà thôi, chứ không phải là tất cả.
@ Tomy: chị xin phép Tomy cho mọi người được tham khảo Top của em nha, tks em rất nhiều vì đã mở một Top thật hữu ích cho mọi người
http://www.lamchame.com/forum/showth...3%AAn-lamchame

Đây này, tổng kết của Tomy, mà mình thấy hầu hết khách hàng đều có những tiêu chí như vậy:

Tiêu chí mua hàng của em :

1. Ngon bổ rẻ, được đổi trả hàng thoải mái.
2. Người bán hàng thân thiện, dễ tính
3. Tiền ship ko được quá 20k, free ship càng tốt ( mặc dù bít có thể giá hàng sẽ bị đội lên. hihi)
.................................................. ....
Qua những dẫn chứng trên ta đã thấy rằng: muốn bán hàng được tốt thì cái quan trọng là phải biết nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đó chính là thái độ bán hàng thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, có sự quan tâm đặc biệt đối với khách...... cộng với một mức giá chấp nhận được ( không quá cao để người mua thấy bị hớ, những cũng đừng quá thấp vì bạn sẽ chẳng thấy hào hứng bán hàng nữa....) -> bạn sẽ thành công với shop của mình

Vậy lại có câu hỏi đặt ra là: nâng cao chất lượng dịch vụ thế nào????.....đó là một câu hỏi khó khăn nhưng không phải là không có lời giải đáp. Bạn hãy làm....

1. Hãy tạo sự khác biệt:

Sản phẩm thì đầy rẫy ngoài thị trường, đầy rẫy trên các trang online rồi, vậy ta làm sao để có sự khác biệt??? có bạn gọi cho mình bảo : " chị ơi, hàng của em nhập vào giá cao, của người ta em không biết nhập thế nào, chụp ảnh lên y hệt nhau, họ bán giá đó thì em làm sao??? em bán cao hơn chút mới có lãi, mà em bán rẻ bằng họ thì em làm không công....hu hu"

Vậy thì làm thế nào???? bạn hãy thấy rất nhìu nhìu sản phẩm, đơn cử như sản phẩm Bồn nước, ui, bạt ngàn nhiều nhãn hiệu, nó chỉ là cái bồn, chất liệu i nốc, nó khác nhau cái gì? khác nhau mỗi cái tên nhà sản xuất dán lên đó mà thôi? thế sao có hãng vẫn bán được? còn có hãng thì phá sản????? -> hãy cung cấp cho khách một sự khác biệt bằng dịch vụ bán hàng

-> Hôm nọ mình vừa xem chương trình Ti vi về cách mới trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở 1 quán bán trứng vịt lộn trong SG.
Cách làm lạ và đặc biệt lắm: muốn ăn trứng vịt lộn, bạn bấm số điện thoại, có xe hơi đến đón bạn ra quán ăn, trên đường đi bạn có thể được tập lái xe nữa...mình xem qua qua vì vừa mở tới đã hêt chương trình..... nhưng đại khái kết quả là quán bán trứng đó cực kỳ đông khách, chắc chắn giá quả trứng cũng không phải là rẻ, nhưng vẫn đông, khách vẫn thấy xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra mua được cả hàng hóa + dịch vụ.....-> do vậy chủ quán đã thành công rồi, đúng không các bạn?

Vậy nếu bạn cũng tìm được cách gì đó lạ và đặc biệt của riêng mình thì đâu cần phải chạy đua giảm giá mới bán được hàng phải không nào?
Đó gọi là " Thượng sách " ạ, chúc cả nhà ngủ ngon, ngày mai tươi sáng có thật nhiều đơn hàng nhé

2. Hãy tạo dựng niềm tin: :

Tạo dựng niềm tin bằng cách nào, trong buổi Tập huấn về Dịch vụ khách hàng do Lcm tổ chức, mình rất ấn tượng với chia sẻ của bạn Bingo ( một thành viên bán hàng lâu năm và có uy tín trên Lcm, doanh thu của em ý gấp mấy lần lương đi làm chính .... ( sorry Bí nha: chị muốn chia sẻ bí mật này để các bạn kinh doanh trên Lcm càng vững tin hơn với công việc KD online có thể là tay trái, hoặc tay phải trên Lcm, nhưng nếu biết làm việc với tâm huyết và sự nhiệt tình thì đều thành công cả ). Bạn Bingo chia sẻ rằng:muốn để khách hàng tin tưởng thì phải " Trung thực, thật thà " 
Vậy ta tao dựng niễm tin bằng chính tấm lòng và lương tâm của người bán, đó là phải Trung thực, thật thà-> nguồn gốc sản phẩm, xuất xứ rõ ràng, nếu hàng lỗi, hỏng...do nhà sản xuất chứ không phải do người sử dụng thì bạn nên xem xét để có phương án giải quyết cho khách hài lòng -> Đó chính là cách để tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Khi đã tin rồi thì việc bán hàng của bạn sẽ phát triển không ngừng đó.

Tuy nhiên cũng có khi không may, bạn nhập phải mối hàng của người bán sỉ thiếu trung thực, bạn chưa có kinh nghiệm chuyên sâu nên bị qua mặt -> vậy hãy giải quyết cho khách của mình trước rồi mới làm việc với bên mối nhập hàng, có thể chấp nhận rủi ro nếu như bạn không xử lý được phía mối nhập hàng mà vẫn phải đền cho khách của bạn -> Haỹ cho đó là chi phí " Cơ hội" , chi phí Marketing đi, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, kết quả là lấy lại được niềm tin của khách hàng để tiếp tục kinh doanh lâu dài ( Còn nếu là KD ngắn hạn thì bạn nên cân nhắc lời khuyên này của mình nha, hiiii)


3. Hãy khát vọng đam mê

Khi bạn tìm được công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ làm việc hết mình vì ngoài việc kiếm được tiền nó còn mang lại cho bạn niềm vui và sự thoải mái nữa. Nhưng ngược lại bạn bị buộc phải làm 1 công việc mình không yêu thích thì bạn có đặt hết tâm huyết vào nó không? có nhiệt tình được không? Câu trả lời chắc chắn là " Không" , có chăng chỉ là cuối tháng lĩnh lương vì cuộc sống mà thôi....
Nhưng không phải ai cũng tìm được công việc theo ý thích của mình, người ta phải đi làm vì cuộc sống, vì gia đình và con cái nữa.... vì ta không phải sống cho riêng ta mà còn cho những người thân và những người xung quanh ta nữa mà...
Vậy nên hãy cố gắng tìm đúng công việc phù hợp với mình, tìm kỹ ở nó xem có gì hấp dẫn làm mình yêu thích hay không??? Mình đi training cho các bạn nhân viên về nghề Làm dâu trăm họ ( bán hàng, trực tổng đài, tư vấn, ngân hàng.....) , vẫn thường nói với các bạn ấy rằng: nếu thực sự các bạn không thích công việc phải nghe người khác nói, phải nhún nhường và nhẹ nhàng, phải nhẫn nhịn......thì không nên theo nghề này...vì nghề Làm dâu trăm họ là một nghề như thế, nếu không yêu thích và tìm thấy niềm vui thì không thể làm tốt được.
Từ nãy trình bày dài dòng mà chưa thấy khát vọng , và đam mê gì nhỉ??? Khát vọng thành công trong công việc, chỉ đơn giản vậy thôi ah. Đam mê chính là yêu thích công việc mình đang làm, tìm được niềm vui trong công việc đó.
Niềm vui đó là gì: là sự kỳ diệu ở chính bản thân bạn đấy: bạn có thể biến một khách cực hot, cực khó tính thành một "nhân viên" bán hàng của bạn -> bạn sẽ thấy mình thành công và vui vẻ chứ...hiiiii. Mình xin lấy 1 ví dụ cụ thể thế này: Một ngày đẹp giời Shop mình tiếp 1 chị khách hàng rất sành điệu, và khó tính, chị ý thử đi thử lại rất nhiều , hỏi han rất nhiều, và tỏ vẻ cực kỳ nghi ngờ về hàng hóa xuất xứ, mặc dù mình đã khẳng định không bán hàng TQ và rất ghét Tung cẩu....hiii...
Tổng cộng sau hơn 2h thử tầm hơn 20 chiếc bra các loại thì chị ấy chọn được 1 chiếc bra sau đó mặc cả lên xuống mãi..... mình cũng vui vẻ bớt tý chút vì chị đến nhà không phải ship hàng, đồng thời đưa name card và cam đoan bảo hành sản phẩm cho khách.
6 tháng sau, mình nhận được cú điện thoại của khách ( mình có lưu số trong máy nên nhận ra ngay ) bảo mang đến cty nhiều hàng cho chị em ở đó chọn.... Kết quả: mình cho người mang 1 bao tải đến đó và bán được rất nhiều hàng... Sau đó chính chị khách lại còn giới thiệu Shop mình mang hàng cho các cty đối tác của chị ấy....cho bà con hàng xóm nữa.....( hàng của mình đa phần big size nên hợp cho các bà các mẹ từ 60kg trở lên mà...) .
Đó chính là sự đam mê trong công việc, với bản thân mình, mình rất vui và thích chinh phục khám phá những khách hàng như vậy, hiiii, 

4. Hãy chính xác khoa học:

"Chính xác khoa học" chính là tôn trọng THỜI GIAN , ai cũng biết THỜI GIAN LÀ VÀNG BẠC nhưng đôi khi lại phung phí nó quá, phung phí với mình thì không sao, nhưng phung phí đối với khách thì quả là không nên ah, nó cũng không kém phần quan trong để tạo dựng niềm tin của khách với shop bạn đâu. Mình xin chia sẻ một câu chuyện có thật này, hiện tại nó vẫn đang diễn ra, bạn nào hay đi làm hướng Hàng Bông, Hàng Trống sẽ thấy được điều đó.
Cách đây 1 năm, mình vẫn ở CN, đi làm tận phố Cổ, ngày nào cũng 7h đi và 8h mới đến cty, hic hic, đi mất 1h, đường tắc nọ tắc kia, mệt mỏi lắm..... Nhưng cứ đi đến đoạn Hàng Bông rẽ vào Hàng Trống là mình lại thấy vui vui và cảm giác được an ủi đỡ mệt hơn rất nhìu......hiiii.. Mọi người biết vì sao không? vì cứ đến đoạn đường đó là mình lại gặp một cậu thanh niên tầm 18-20 tuổi, ngồi xe lăn đi đưa báo, cậu đó đi miệt mài, lăn xe có lẽ đoạn đường xa nên thấy mồ hôi toát ra thành giọt, nhưng nét mặt rất vui tươi phấn khởi.... Dần dần ngày nào mình đi trên đường đấy, đúng đoạn đấy cũng gặp cậu đó. Hôm nào không gặp thì y như rằng mình đi làm muộn, hị hị -> Mình thấy cậu thanh niên ấy như một cái đồng hồ rất chuẩn giờ, chắc chắn rằng bạn ấy là một người bán báo bình thường nhưng cực kỳ tôn trọng THỜI GIAN CỦA KHÁCH 

Vậy bạn là người bán hàng online, hãy cố gắng đúng hẹn và đúng lời hứa với khách, trường hợp nào bất khả kháng cần nhắn tin hoặc gọi điện báo để khách khỏi uổng phí thời gian chờ đợi -> Làm được như thế là bạn cũng đã trở thành người bán hàng thành công rùi đó.


5. Hãy vui vẻ yêu đời:

Cái mục 5 này thì dễ nhất và hấp dẫn nhất đấy ạ, nhưng nhìu khi do công việc quá bận rộn chúng ta lại thường xuyên tặc lưỡi cho qua. Vậy nên để tránh cái tặc lưỡi bạn hãy cho mục " Thư giãn giải trí " vào trong list công việc hàng ngày của mình, vì nó sẽ làm bạn tái sản xuất sức lao động để kiếm nhìu tiền hơn mà, phải không?
Tất cả những bức xúc, khó chịu trong ngày khi về với gia đình bạn hãy bỏ lại sau lưng, hãy tự tìm niềm vui bên người thân, bố mẹ, anh chị em hay bạn bè.....
Tiền kiếm được là để duy trì cuộc sống, là để hưởng thụ và làm cho con người ta thoải mái , vì vậy hãy tự mình thư giãn, để bản thân mình được hạnh phúc hơn, đừng tiếc tiền khi nó mang lại cho bạn niềm vui nhé.


Có hôm mình đi chợ ở LB, thấy các anh bán hàng quần áo rao thế này này, nghe hay lắm nhá:

Các chị ơi, tiền để trong túi làm gì, để trong nó lại nóng người bò ra
Tiền thì dùng để mà tiêu, không tiêu nó phí vì tên là tiền
Gió đưa cành trúc la đà, con trai mua bán thật thà dễ thương
Mua đi, mua đi nào các chị em ơi................
Sản phẩm nhà em: Chắn cửa cầu thang.
Read more…

10 bí quyết thành công của tập đoàn ikea

08:39 |
Loạt bài tổng hợp về thành công của tập đoàn kinh doanh đồ gỗ IKEA. IKEA là tập đoàn chuyên kinh doanh đồ gỗ của nhà tỉ phú Thụy Điển Ingvar Kamprad. Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA ngày nay trở thành một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ với các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 31 nước khác nhau và 76.000 nhân viên. Doanh số hàng năm của IKEA đạt trên 12 tỉ euro.
Sau đây là 10 bí quyết chính của IKEA dẫn đến thành công này.
 
Bí quyết 1: Cuốn catalogue
Bất cứ người nào cầm cuốn catalo của IKEA đều nhận thấy đây không phải là một catalogue bình thường. Cuốn catalogue của IKEA không chỉ đơn thuần giới thiệu các sản phẩm hàng hoá định chào bán mà là một cuốn sách đặc sắc giới thiệu các ý tưởng về đồ gỗ và trang trí nội thất.
Chính vì thế không một cuốn "sách" nào lại được in và đọc nhiều như catalogue của IKEA. Mỗi năm có tới 118 triệu cuốn catalogue IKEA được in và phát hành bằng 23 thứ tiếng khác nhau.

Bí quyết 2: IKEA toàn cầu
IKEA phát triển không ngừng và đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia. IKEA hiện đang có mặt tại trên 30 nước. Chiến lược phát triển IKEA của ông chủ Ingvar Kamprad là tiếp tục mở rộng thị trường trên toàn thế giới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường tiềm năng như Đông Âu và Đông Á.
Chỉ trong vòng 5 năm gần đây số trung tâm thương mại IKEA đã tăng gấp đôi. Mỗi năm có tới 285 triệu lượt khách hàng trên toàn thế giới đến với IKEA.

Bí quyết 3: Chi phí sản xuất rẻ
Càng ngày IKEA càng chú trọng tới những nguồn hàng từ các nước có nhân công rẻ. Các sản phẩm của IKEA được đặt hàng từ 1.800 nhà sản xuất tại 55 nước khác nhau trên thế giới.
Các nước châu Á ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là Trung Quốc và gần đây là các nước ASEAN.

Bí quyết 4: Mô hình bán hàng
Nắm bắt nhu cầu mua và tâm lí thường đi cả nhà mỗi khi mua sắm đồ gỗ, mô hình trung tâm thương mại IKEA được tổ chức gắn liền với các dịch vụ nhà hàng, cà phê và cả dịch vụ vui chơi giải trí cho trẻ em. Vì thế IKEA đã tạo cho khách hàng, thường là cả gia đình một cảm giác thư giãn, thoải mái khi đến mua hàng tại đây.
Không ít người dù không chủ định mua đồ gỗ vẫn có thói quen thường xuyên đến thăm IKEA. Và trên thực tế, đã đến đây rồi rất ít người ra về tay không.

Bí quyết 5: Tên gọi sản phẩm
Việc đặt tên riêng cho sản phẩm là cả một văn hoá kinh doanh rất đặc sắc, rất riêng của IKEA. Mỗi sản phảm đồ gỗ của tập đoàn dù bán bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có cùng một tên gọi như nhau. Và các tên gọi này (như giá sách Billy, bộ salông Moment...) thường rất dễ nhớ, ấn tượng, hấp dẫn.

Bí quyết 6: Tiết kiệm cho khách hàng
Với phương châm tiết kiệm cho khách hàng, vì khách hàng, mô hình IKEA đã được thiết kế để cho khách hàng có thể tự lựa chọn, tự vận chuyển và lắp ráp đồ gỗ của mình tại nhà.
Để làm được việc đó, IKEA mất rất nhiều công thiết kế lắp ráp các bộ phận đồ gỗ một cách dễ dàng, thuận tiện nhất cho mọi khách hàng bình thường.

Bí quyết 7: Không chỉ bán đồ gỗ
 
Khi phân tích kết quả kinh doanh của IKEA, không ít người bất ngờ thấy các đồ gỗ thực thụ chỉ chiếm khoảng 50% doanh số. Phần một nửa doanh thu còn lại IKEA có được là từ các dịch vụ ăn uống và từ bán các hàng ăn theo như dụng cụ gia đình, bát đĩa, lọ hoa, chăn màn rèm cửa... Trung bình mỗi trung tâm thương mại IKEA có tới 10.000 mặt hàng khác nhau.


Bí quyết 8: Chú ý tới phụ nữ
Ingvar Kamprad nói riêng và IKEA nói chung rất chú ý nghiên cứu hành vi mua hàng của khách, đặc biệt đối tượng là phụ nữ. Các nghiên cứu thị trường và khách hàng của IKEA cho thấy trong việc mua bán nội thất, đồ dùng trong nhà phụ nữ thường quan tâm và quyết định việc mua sắm nhiều hơn.
Chính vì vậy cách bố trí bán hàng và chủng loại mặt hàng tại IKEA được định hướng theo tâm lí và hành vi mua hàng của phụ nữ rất nhiều.


Bí quyết 9: Ý thức bảo vệ môi trường
IKEA đặc biệt chú trọng việc xây dựng một hình ảnh và uy tín của IKEA là tập đoàn luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường. Chính vì vậy IKEA luôn từ chối sử dụng các sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng nhiệt đới đang bị xâm hại.
Tập đoàn IKEA là một trong những nhà tài trợ lớn cho các dự án bảo vệ môi trường và chống bóc lột sức lao động trẻ em ở các nước đang phát triển.

Bí quyết 10: Dịch vụ hợp nhu cầu
Không định hướng vào dịch vụ vận chuyển và lắp đặt cho khách nhưng IKEA lại đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ khác dành cho khách tại nơi mua hàng. Khách hàng không có xe, IKEA sẵn sàng cho thuê xe. Ôtô của khách quá nhỏ, IKEA có ngay xe to để chở. Người có con nhỏ vẫn có thể yên tâm đi xem hàng vì IKEA có cả dịch vụ trông trẻ miễn phí tại cửa hàng.
Read more…

Những câu nói của các lãnh đạo kém

09:33 |

Các lãnh đạo kém thì không nói được như vậy. Những câu nói động viên, giúp ích và thể hiện sự tin tưởng có lẽ quá xa lạ với họ. Dưới đây là 7 câu nói thường thấy nhất ở các lãnh đạo kém. Bạn có thấy câu nào quen không? Hic, thật buồn là mình thấy có một số câu quen. Từ mai phải sửa ngay mới được.
Nếu anh không thích công việc này, tôi sẽ tìm người khác.
Các lãnh đạo giỏi hiểu rằng giao dịch định nghĩa quan hệ sếp-nhân viên – sự thật là chủ lao động trả tiền cho bạn, trong khi bạn tạo ra giá trị cho họ bằng mồ hôi và trí tuệ - là phần ít quan trọng nhất trong mối quan hệ công việc. Các lãnh đạo giỏi nhận ra rằng để giữ được nhân viên giỏi, họ phải bỏ qua cái giao dịch đổi chác ấy và để cho nhân viên tự làm chủ công việc của mình. Lãnh đạo giỏi sẽ cho nhân viên biết vị trí của họ và cho họ biết rằng đóng góp của họ là có giá trị. Mặt khác, các lãnh đạo kém lại thích nhắc nhở nhân viên rằng mọi việc họ làm đều là giao dịch: “Anh làm việc cho tôi.” Họ không bao giờ quên nhắc nhở nhân viên rằng ai đó sẽ thế chỗ của bạn nếu bạn bị ốm hay khiến họ phật ý.
Tôi không trả tiền để anh nghĩ mấy thứ đó.
Đó là điều mà một lãnh đạo tồi sẽ nói khi nhân viên đưa ra ý kiến mà ông ta không thích. Có thể ý tưởng đó đe dọa đến quyền lực của lãnh đạo. Hoặc có lẽ nó khiến sếp phải bỏ ra một ít chất xám hay vốn liếng. Dù là trường hợp nào, “Tôi không trả tiền cho anh nghĩ mấy thứ đó” cũng chỉ là câu niệm chú của những kẻ không có quyền quản lý. Họ sẽ gào lên rằng “Hãy làm những gì tôi bảo anh phải làm, và chỉ thế thôi.” Cuộc sống quá ngắn ngủi nên đừng phí thời gian làm việc cho những kẻ có thể nói ra những lời đó.
Tôi không cho phép anh vào eBay / ESPN / Facebook, v.v… trong giờ làm việc.
Các lãnh đạo giỏi đều biết rằng không có cái gọi là “giờ làm việc” đối với những công chức trí thức. Họ sống, ăn và ngủ với công việc. Hòm thư điện tử của họ lúc nào cũng đầy ắp, kể cả lúc 5h chiều. Công việc của họ không khi nào là hết, và sẽ không bao giờ hết. Nhân viên cùng nhau đến văn phòng vào ban ngày để hoàn thành công việc cùng nhau, và rồi họ về nhà, cố gắng sống cuộc sống của riêng mình trong khoảng không gian nhỏ bé vào thời gian còn lại trong ngày. Nếu họ cần được nghỉ ngơi một chút giữa giờ làm, họ có thể lên trang PeopleofWalmart.com hoặc Failblog.org mà không phải lo bị lãnh đạo soi mói. Chúng ta không phải rô bốt. Thỉnh thoảng chúng ta cũng cần nghỉ ngơi và rời xa cái “mạng nhện rối rắm” của công ty. Nếu một nhân viên ngồi ở góc phòng bắt đầu dán mắt lên trần nhà, bạn có thể cho rằng anh ta đang mơ mộng giữa ban ngày, hoặc cho rằng anh ta đang suy nghĩ về một ý tưởng sản phẩm mới đáng giá triệu đô. (Cũng có thể anh ta đang làm cả 2 việc đó cùng lúc).
Ai cho phép anh làm việc đó?
Anh trai tôi từng làm việc tại một công ty công nghệ lớn. Một ngày, anh tôi cùng các đồng nghiệp của mình trong nhóm Bảo đảm chất lượng phần mềm họp tại văn phòng trước khi ra sân bay. Họ tập trung lúc 6h sáng tại phòng hội thảo để bàn về kế hoạch của họ khi đến nơi công tác. Rồi cánh cửa phòng hội thảo mở ra, một lãnh đạo bước vào và hỏi: “Ai triệu tập cuộc họp này? Chỉ có nhân viên cấp E5 mới được triệu tập cuộc họp.” Anh trai tôi đã bỏ việc vài tháng sau đó. Những ngừoi bị ám ảnh về cấp bậc, sự cho phép và những thứ tương tự là những người bạn nên tránh, nhất là trong các mối quan hệ mà họ có quyền tác động đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
Tạm gác các việc khác lại và làm việc tôi bảo ngay bây giờ!
Bất cứ lãnh đạo nào cũng có những việc khẩn cấp vào phút chót có thể làm đảo lộn mọi công việc của bạn. Lãnh đạo giỏi sẽ không lạm dụng quyền này và chỉ sử dụng trong những tình huống nguy cấp thực sự. Còn lãnh đạo tồi thì làm việc đó hàng ngày, và họ không bao giờ nhớ nổi hàng tá việc quan trọng cần ưu tiên (cùng một lúc) mà họ đã bảo bạn phải gác mọi công việc khác sang một bên để làm. Cách giải quyết trong trường hợp sếp của bạn có thói quen xấu này là trả lời rằng: “Vâng, đương nhiên rồi. Như vậy công việc khẩn cấp (của ngày hôm qua) sẽ được lùi lại đến thứ 5 tới – thế có được không ạ?”
Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp.
Câu nói đó xuất hiện khi các lãnh đạo bắt đầu nhận ra rằng nhân viên thường có thể tự giải quyết các vấn đề hàng ngày của mình mà không cần đến sự trợ giúp của cấp trên. Nhưng các lãnh đạo đã tự hiểu “Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp” như “Đừng có phàn nàn nữa – trật tự đi và hãy tự giải quyết”. Sự thật là, quy trình kinh doanh ngày nay rất phức tạp, và thường thì một nhân viên khi gặp phải vấn đề không có đủ lượng thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Đó là lúc lãnh đạo nên giúp họ. Những lãnh đạo nói rằng “Mang giải pháp đến cho tôi” thực ra là muốn nói “Đừng nói với tôi những điều tôi không muốn nghe”. Làm việc cho những người như vậy sẽ chỉ khiến bạn tổn thọ.
Vào thời điểm khó khăn này, có được một công việc đã là may cho anh rồi.
Điều buồn cười nhất về những lãnh đạo hay nói câu đó là họ dường như chẳng bao giờ cảm thấy mình may mắn vì được làm việc – mà chỉ có người khác may mắn thôi. Nói “Có việc làm là may rồi” trong cái kỷ nguyên mà tỷ lệ thất nghiệp hơn 9% cũng có nghĩa là “Tôi không thể tin nổi là anh lại có thể nằm trong số 90% dân số có việc làm”. Đó là sự xúc phạm ghê gớm, và kinh khủng hơn, là sự thất bại cá nhân trên phương diện nhà quản trị. Những người sống trong nỗi sợ thất nghiệp thường không nhìn thấy tiềm năng của mình và của người khác. Nếu sếp của bạn là người như vậy, thì hãy tin rằng ngoài kia, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ rất vui mừng nếu có được nhân viên như bạn.
Read more…

Trước khi là doanh nhân, tôi là một kẻ học mót.

08:33 |
Bài học đầu tiên từ thương trường “Bán cái thị trường cần, không bán cái mình có”, tôi đã học từ cha mình. 
Là một người lính, một nhà khoa học thực nghiệm, cha tôi đã nỗ lực học hỏi để trở thành một nhà quản lý, một thuyền trưởng lèo lái con tàu với gần 2000 thủy thủ đoàn trong những năm đầu đổi mới. 
Trong cái bấp bênh giữa chìm tàu và vượt qua bão tố, cha tôi đã biến các thuỷ thủ vốn chỉ quen đi đánh cá nuôi sẵn trong vịnh trở thành chiến binh thực thụ. Bất kể việc gì có khả năng bán ra thị trường và thu tiền mặt nhanh, từ làm dép lốp, đan chiếu tới sản xuất bia hơi và bánh kẹo, thuỷ thủ đều học và làm.  
Bài học thứ hai, “tấn công vào thị trường ngách” và tận dụng “lợi thế so sánh”. Không bằng lòng với cuộc sống thoi thóp, con tàu mà cha làm thuyền trưởng kỳ vọng tiến ra đại dương. Thay vì chọn những vùng biển được đánh giá là nhiều cá to, cha lại chọn con đường men theo bờ, bắt cá bé. Tập trung vào thị trường tỉnh lỵ, xây dựng hệ thống đại lý phân cấp với những tiêu chí khá cụ thể và chưa có tiền lệ trên thị trường. Năng nhặt chặt bị, con tàu đã thắng lớn với cá đầy khoang. 
Bài học thứ ba tôi học được là từ một người phụ nữ đáng khâm phục trong nỗ lực “giỏi việc kinh doanh, đảm việc nhà”. “Lấy mỡ nó rán nó” - từ chỗ là một giáo viên dạy bổ túc cấp hai, Bà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bằng việc làm đại lý không vốn cho các tiểu thương trong chợ. Hôm nay nhận hàng, ngày mai giao hàng; người mua trả tiền tay phải, người bán trả tiền tay trái và thu lời ở giữa. Trở thành một nữ doanh nhân khá nổi tiếng trong giới “buôn bán” hàng xuất nhập khẩu, Bà đã giúp tôi thay đổi quan niệm lỗi thời về hành vi “chiếm dụng vốn”. 
Tốt nghiệp đại học với bằng đỏ và một lời mời ở lại khoa làm giảng viên đại học, tôi nhất định chọn cách tự mình đi xin việc. Làm khá nhiều nghề, từ phiên dịch nửa mùa, đại diện thương mại (cũng nửa mùa), làm chân “điếu đóm” cho dân Mỹ thuật; chạy quảng cáo, làm bảo hiểm, bán hàng thủ công mỹ nghệ..., Tiêu chí duy nhất của hầu hết thế hệ chúng tôi khi đó là “việc làm để có kinh nghiệm”. 
cauhoi3.jpgQuá tự tin vào kiến thức được đào tạo theo lối truyền thống và những kỹ năng tự học, sau 4 năm ra trường, tôi hung hăng cho rằng mình đã đủ sức gia nhập cộng đồng doanh nhân. 
Những bài học tự đúc kết bao giờ cũng có giá. Và giá không rẻ. “Dụng nhân như dụng mộc”, bài học thứ tư học qua sự trải nghiệm của chính mình cũng là một dạng có giá như vậy. Đã từng có những ngày nhân viên đồng lòng rủ nhau cùng nghỉ việc đi chơi, không phải vì không muốn làm, mà vì phản ứng lại “sếp”. Cũng đã có những lần ra quyết định sa thải, đuổi việc đêm trước, rồi sáng sớm hôm sau phải tìm cách hoá giải vấn đề sao cho “tâm phục khẩu phục”. Cũng không ít lần thấm thía “nuôi quân ba năm (để) dùng trong một giờ”.  
Trải qua nhiều thử thách, những thành viên đầu tiên có người cam kết gắn bó, có người đã thành CEO của tổ chức khác, nhưng cái “được” lớn nhất, là chúng tôi vẫn duy trì được mối liên kết trong đại gia đình chung, dâu có, rể có, các bé được nhận quà 1/6 thì đã không đếm đủ trên đầu ngón tay. Niềm vui của nữ doanh nhân, nhiều khi chỉ là hạnh phúc gia đình của các thành viên đó. 
Một bài học mà tôi rất thấm thía, là “đạo” của Cố GS TQVượng - “làm là chơi, chơi mà làm”. Nói cách khác, các nhà tư vấn thường khuyên những kẻ khởi nghiệp, phải chọn cho mình nghề nghiệp mà mình thực sự đam mê; chọn đích đến mà bạn muốn trở thành; phấn đấu là chuyên gia trong lĩnh vực của mình... 
Nếu không có sự đam mê thực sự, biến công việc đầy thử thách của mình thành một cuộc chơi; bạn sẽ khó có đủ lòng kiên trì và sự quyết tâm để vượt qua những chặng đường đầu đầy trở ngại và khó khăn.  
Thêm nữa, nếu không biết “chơi mà làm”, thì bạn vẫn chỉ là một cỗ máy kiếm tiền, chứ chưa phải là doanh nhân thực thụ. Công việc sẽ nuốt chửng lấy tất cả mọi khoảng thời gian của bạn. Không còn chỗ cho gia đình, bè bạn và những giá trị sống khác. 
Để đạt được đến cái “đạo” ấy, có lẽ bản thân người viết cùng còn phải nỗ lực rất nhiều. 
Bài học thứ sáu, “thương hiệu giống như một con người”, có bản sắc, có văn hoá, có phong cách cá nhân, có tính cách và gợi cảm xúc, có “chân giá trị”; có thực lực nội tại. Những điều này chính là sự tích luỹ chủ động, tạo nên “giá trị có thể định giá được” của một loại tài sản tưởng như vô hình. Nhiều khi, tài sản đó là tất cả những gì bạn có, và nên có. 
Trong giai đoạn đầu tiên, con đường mà chúng tôi đã đi không phải là một đại lộ trải nhựa. Đi bộ, sợ ô tô và xe máy, chúng tôi chọn đường liên xã. Đôi lúc đi vào đường vòng, đường cụt, phải tự mở đường..., nhưng chính vì có định hướng, xác định được “giá trị cốt lõi” của tổ chức là “Sáng tạo giá trị” và “Luôn gia tăng giá trị cho khách hàng”  bằng nỗ lực Nhiệt thành - Cộng tác – Chia sẻ - Toàn tâm, nên đã không lạc lối.   
Thành tựu bước đầu, dù chỉ là việc biết mình đang đi trên đường quốc lộ thênh thang, quả cũng đã tốn không ít mồ hôi, thời gian và tiền bạc. Nếu xét đến các chi phí cơ hội khác, thì rất có thể một lúc nào đó, bạn sẽ tự hỏi, liệu mình chọn con đường này có đúng không?  
Có một nhà tâm lý đã nói một phương pháp rất giản dị để sửa sai. Hãy tự vấn “nếu tất cả bắt đầu lại từ đầu, từ số không, bạn sẽ làm gì?” –  Nhà tâm lý khuyên bạn ngay lập tức có thể “làm lại” cách mà bạn muốn.  
Tôi vẫn chọn con đường đã qua. Còn bạn?
Read more…

Vừa thất học lại thất nghiệp, khủng hoảng sinh viên

05:08 |
Vẫn còn lâng lâng cảm giác khi cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp, các tân cử nhân vội bừng tỉnh để đối mặt với nỗi lo mang tên thất học và... thất nghiệp. Nếu như trước đây sinh viên chỉ tranh thủ bùng học hay mừng rơn vì những ngày rỗng tiết, thì nay những ngày "ăn không ngồi rồi" dài lê thê không kể hết. Ngủ nướng mãi cũng chán, chơi mãi cũng nhàm, ngày ngày lại làm bạn với chiếc laptop, ngắm nhìn cuộc sống qua mạng.

Những bạn sinh viên quyết tâm tu chí học hành để  tồn tại được ở Hà Nội và các thành phố lớn lại càng khó khăn gấp nhiều lần.  Đó là cảm giác bơ vơ chưa tìm được đường ra cho tương lai của bản thân. Vì thế, tự nhiên bao cảm xúc tồi tệ, bao nỗi lo lắng như được dồn lại, làm sự khủng hoảng thực sự trở nên đáng lo ngại. Rồi những khoản trợ cấp từ gia đình bị hạn chế dần, nỗi lo tiền nhà trọ, tiền thức ăn, mắm muối lại nặng thêm. 
Cầm tấm bằng trong tay, nhưng vẫn hoang mang và lo lắng

Trà My, cựu sinh viên Đại học Công đoàn cũng đã từng trải qua quãng thời gian kinh khủng đó. My kể: “Lúc đó là khoảng 3 tháng kể từ khi mình ra trường, lúc đó mình hỗn loạn như phát điên, không biết phải làm sao để tìm được việc làm. Sức mình cũng có hạn thôi, gia đình lại không có điều kiện. Nhưng cái chính là vô cùng hoang mang với tương lai, ngày nào cũng suy nghĩ xem nên làm gì nhưng cũng không thể ra được lời giải”

Bước từ giảng đường ra guồng quay của cuộc sống, nhiều sinh viên băn khoăn không biết mình cần gì, muốn gì, và phải bắt đầu từ đâu dù kiến thức đang có thừa. Lúc này nhiều bạn mới bừng tỉnh, ra còn có những điều mình chưa có đó là những mối quan hệ hay những thông tin về tuyển dụng. 

Hỏi chuyện cô bạn Hải Yến, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới ra trường, Yến chia sẻ nỗi lo để tìm việc.: "Lúc mới ra trường mình cũng nhiều dự định lắm, sẽ đi nộp hồ sơ vào đâu, rồi cũng tung tăng chuẩn bị cho cuộc sống mới. Cũng hứa hẹn nhiều và hi vọng nhiều lắm. Lúc trước khi đi học mình cũng xác định là sẽ ở lại Hà Nội vì mình thích môi trường ở đây, và nó sẽ cho mình môi trường công việc tốt. Nhưng đến lúc ra mới thấy thật sự khó khăn, 2 tháng nay mình vẫn dậm chân tại chỗ và rất lo lắng. Công việc làm thêm đến giờ không phù hợp nữa, vì thấy mình “già” rồi. Mình mới về quê hôm trước để nộp hồ sơ, nếu được có lẽ mình sẽ lại về quê”.

Minh, sinh viên đại học Ngân hàng cũng đang ở trong mối lo lắng thường trực ấy: “ Ngành của mình thì thực ra không phải thiếu việc, nhưng không hiểu sao mình vẫn chưa tìm được việc như ý. Mình không biết bắt đầu như thế nào, đã ngồi trực cả ngày trên máy tính để tìm các thông tin tuyển dụng rồi. Hình như mình đang mắc phải tâm lý muốn việc tìm mình, trong khi thực tế phải ngược lại”

"Rải truyền đơn" vẫn công cốc

Mai Lan, cô sinh viên Đại học Thương mại chia sẻ: “Sau khi kết thúc việc học hành ở trường, mình cảm thấy như kiểu được tháo cũi sổ lồng ấy, thực sự là muốn đi chơi đây đó. Nhưng rồi đi mãi cũng không được, lại bắt đầu tìm việc làm. Mà bạn biết đấy, sinh viên mới ra trường như mình, nếu chấp nhận thiệt thòi kiểu không lương, học việc bị sai vặt thì còn có việc, không thì lại đi tìm chỗ khác. Đấy là lí do tại sao mình vẫn chưa có chỗ làm việc nào ổn định, cũng là bởi vì mình không chịu được kiểu làm chân sai vặt đấy”

Lại quay về với những bộ hồ sơ, những lần xin dấu má để làm hồ sơ lí lịch, làm CV, ngày đêm mày mò những thông tin tuyển dụng trên mạng...Cuộc sống của Mai Lan là cứ ngày ngày tìm, note lại, rồi sắm hồ sơ và gửi đi khắp nơi. Bạn bè cứ trêu cô cứ đi “rải truyền đơn”đi khắp nơi rồi cũng sẽ có công việc phù hợp. Đang quen với cuộc sống trường lớp, cứ đến giờ đi học, rồi đến giờ thì về, Lan kể: “Mới ngày nào còn trốn học, thỉnh thoảng nghỉ tiết đi chơi, rồi không làm bài tập, rồi thi lại. Hồi đó cũng chịu khó học hành lắm, cố gắng để ra có cái bằng đẹp đẹp. Bây giờ không đi học cũng chẳng đi làm, thời gian nhiều mà có biết làm gì đâu. Tự nhiên thấy mình vô dụng làm sao ấy. Cái áp lực học hành nó khác hẳn với áp lực công việc”

Nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp

Ra đến đường đời va vấp, Lan mới thấm thía cuộc sống sung sướng khi là sinh viên, thích ăn chơi, nhảy múa, tha hồ hoạt động ngoại khóa, rồi quay cuồng với bài vở. Dù sao cũng mang tâm lý sịnh viên muốn tự khẳng định, lại thêm phần cá tính, cô bạn khó lòng có thể làm việc ở một nơi mà không tôn trọng năng lực của bản thân.

Đến bây giờ, dù ra trường được gần 1 năm nhưng cô gái tỉnh lẻ vẫn chưa ổn định được. Phải mất một thời gian khá dài để ổn định tâm lý để thích nghi với cuộc sống mới. Cũng là cảm giác lạc lõng, cảm thấy khó hòa nhập, và nhất là sự rỗi rãi khiến bản thân trở nên vô dụng, Lan tâm sự thêm: “Có những hôm ở lại Hà Nội, trong khi bạn bè tung tăng đi du lịch, rồi bận rộn đi làm, mình thấy tủi thân lắm. Rồi tự đặt câu hỏi, tại sao đến giờ này mình vẫn chưa có việc làm ổn định? Nhiều đêm về chỉ ngồi khóc một mình, bạn bè thì bận không có thời gian tâm sự, mà ở hiện tại, nếu không có năng lực thì phải có tiền. Mà mình năng lực cũng bình thường, tiền thì không có. Vì thế mình lúc nào cũng trong trạng thái tự kỉ khi nghĩ về tương lai”

Còn rất nhiều trường hợp bất ổn trong tư tưởng của sinh viên mới ra trường. Đó là cảm giác hụt hẫng với những quyết định cho tương lai, bơ vơ không biết bến bờ nào thích hợp để mình dừng chân. Rồi chơi vơi, bâng khuâng trước cuộc sống rộng lớn ngoài kia. Nhưng điều đó không có nghĩa là không vượt qua được. 4 năm đại học không chỉ dạy chúng ta lí thuyết để làm việc, mà còn cho chúng ta kĩ năng đối diện với cuộc sống. Ra trường cũng là lúc vận dụng kĩ năng sống và bản lĩnh trước thời cuộc của mỗi người.
Read more…