Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Cách sử dụng Zopim chat cho blog, website

03:23 |
Tình cờ ghé thăm 1 Website mình có để ý thấy chat + liên hệ của Website đó khá tuyệt vời. Với việc sử dụng  form động làm Website trở lên sinh động hơn. Và thủ thuật này không có gì khó vì chúng ta sử dụng dịch vụ có sẵn của zopim.
zopim chat offline

Zopin cho phép người sử dụng tạo form chat trực tuyến của mình ngay trên website, blog của mình. Dữ liệu tin nhắn được lưu trong tài của của mình tại zopin. Form liên hệ của Zopin sử dụng Javascrip nên form động theo nhu cầu của người sử dụng, điều này giúp giao diện Website, blog của bạn không bị hạn chế tầm nhìn.
Làm thế nào để tạo liên hệ chat, gửi tin nhắn với Zopin???
Xem DEMO tại góc màn hình của bạn trong bài viết này của itviet360 nhé
Mình hướng dẫn các bạn làm thủ thuật này với các bước như sau:
1. Đăng ký 1 tài khoản miễn phí (Free) tại http://zopim.com
Các bạn chọn "Sing up Free" sau đó điền thông tin mà Zopin yêu cầu đăng ký
- Ở bước điền Website các bạn điền link Web blog của mình vào.
Sau khi đăng ký xong các bạn nhận được 1 email yêu cầu kích hoạt tài khoản
2. Vào bảng điều khiển khi đăng nhập vào zopin chọn Settings -> Widget
các bạn có các lựa chọn để chỉnh sửa và lưu lại theo ý của mình nhé.
Trong đó:
- Embed Widget: là Code javascipt để chèn vào Website, blog của bạn
Đối với blogger các bạn thêm bằng cách đơn giản nhất là thêm 1 tiện ích HTML/Javascript và dán code đó vào
- Javascript API: mã JS sẵn có. Cái này mình không quan tâm. ^^
- Widget Preferences: Chỉnh sửa màu sắc khung, nền
-Widget theme: Lựa chọn mẫu, có rất nhiều mẫu khác nhau cho chúng ta lựa chọn.
- Greetings: Cài đặt dòng chữ thông báo. Mặc định của Form là những dòng tiếng anh sẵn có, mình có thể chỉnh sửa thành tiếng Việt.
- Pre-chat Form: Tùy chỉnh và lưu lại chế độ mở tắt Form.

Sản phẩm nhà em: Chắn cầu thang, lưới cầu thang, xe đẩy trẻ em.
Read more…

Phong thủy đất Việt xem qua rùi cùng suy ngẫm

02:21 |
Trong Phong Vân có khái niệm Long mạch. Vậy hãy tìm hiểu sơ bộ 1 chút về Long mạch đất Việt:
Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó
Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

I. Núi Tản Viên
Ngay sau khi hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn địa thế “tiền thủy - hậu thạch”, trước mặt nơi hội tụ của ba dòng: sông Hồng, sông Đà, sông Thao và dựa lưng vào núi Tản Viên, nước sông Đà chảy từ bên trái sang bên phải “Trường lưu thủy”, tất cả đều chảy về biển lớn, nhìn toàn cảnh hình thế tay ngai, mạch đất linh thiêng.
Theo sách “ Bắc – Thành Địa dư chí” của Lê Đại Cương chép : “ Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả nước, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có Đà Giang chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp”.
Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành “Thế tay ngai” trong luật phong thủy do triều đại Vua Hùng tạo lập.
Vua nhà Đường (Trung Quốc) đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tời phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch nước ta. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên chúng đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng – núi Tổ của nước Đại Việt.
II. Đường kinh mạch linh thiêng
Ở phương diện hẹp, phong thuỷ hài hoà, gia đình mới hạnh phúc. Nhìn rộng hơn, phong thuỷ quốc gia hanh thông, đất nước mới thịnh vượng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà 1.000 năm trước, vua Lý Thái Tổ đã chọn thế “rồng cuộn, hổ chầu” của Thăng Long để ngày nay tiếng thơm muôn đời. Nói vậy để nhớ lại rằng, từ xưa các cụ coi linh khí, long mạch đối với sự phát triển của đất nước là điều tối quan trọng.
Từ đỉnh Everest trên dãy Hymalaya cao 8.880 m so với mặt biển, có đường kinh mạch linh thiêng trông giống hình con Rồng lớn, đi từ nóc nhà thế giới là cao nguyên Tây Tạng dọc theo biên giới Ấn Độ, xéo qua cao nguyên Vân Nam, đến đỉnh Panxipang cao 3.143 m của dãy Hoàng Liên Sơn tỉnh Lao Cai, rồi toả ra trên Đồng bằng Bắc Bộ nước ta và chui xuống biển sâu ở Vịnh Hạ Long, cuối cùng đường kinh mạch kết thúc ở Vịnh Mindanao - Philippines ở đáy Đại dương sâu 10.800 m.
Đây là “con Rồng” lớn nhất thế giới. Những nhà nghiên cứu phong thuỷ đã phát hiện ra đường kinh mạch này và cho rằng, đây là đường kinh mạch quan trọng quyết định vận mệnh của quốc gia.

III. Thăng Long - tâm điểm của Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước

Trên sơ đồ NÚI CHẦU SÔNG TỤ mà nhà nghiên cứu phong thuỷ Ngô Nguyên Phi đã mô tả, thì 8 dãy núi vòng cung xoáy theo hình rẻ quạt đi lần lượt từ dãy Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm theo hướng Đông Bắc Tây Nam, đến dãy Sông Đà và Ninh Bình từ phía Tây Nam hất ngược lên, cuối cùng là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Tam Đảo đi từ chính Bắc xuống… Tám dãy núi vòng cung quy tụ ở tâm điểm Thăng Long. Kèm theo hướng núi là hướng các con sông cũng đồng quy về trung tâm Thăng Long, đúng như 2 câu thơ vịnh của thầy Tả Ao:
“Thiên sơn vạn Thuỷ triều lai
Can Chi bát quái trong ngoài tôn nghinh”
Đó chính là thế quý hiểm độc nhất vô nhị của nước ta.

Trên bản đồ địa hình, trong thế đồng quy của 8 dãy núi xoáy lại, không rõ từ mạch ngầm nào mà ngọn núi Ba Vì sừng sững “mọc lên”, như thể tạo hoá đã cố công dụng nạp linh khí của “bốn phương tám hướng” về đây.
Đỉnh núi chỉ cao 1.296 m, nhưng là đỉnh cao nhất của khu vực Thăng Long, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh với bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, như chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh thời Hùng Vương; chuyện từng đoàn quạ đen sà xuống bên Hồ Tây uy hiếp giấc ngủ của Mã Viện, sau khi ông tướng già đó truy đuổi hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, khiến hai bà phải nhảy xuống sông tự vẫn ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên; đến câu chuyện thầy phong thuỷ Cao Biền bị Tản Viên Sơn Thánh phạt khi ông phù thuỷ này định dùng tà thuật để đùa giỡn với Thánh Nhân Đất Việt.

IV. Hồ Tây - yếu huyệt của Thăng Long


Lịch sử 1.200 năm trước, khi quan đô hộ sứ kiêm thầy phong thuỷ Cao Biền phát hiện ra linh khí của vùng đất quý hiển này, nên quyết tâm xây dựng Thành Đại La có 30 km bờ đê bao quanh, để lập ra một Vương quốc cho riêng mình, thì ông ta đã chọn Hồ Tây là “Não Thuỷ”, tức là nơi “Hào kiệt thời nào cũng có”.
Sông Hồng, Sông Tô đối với yếu huyệt Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là Long Mạch chủ của yếu huyệt. Câu chuyện Tản Viên Sơn luôn luôn gắn liền với hiện tượng các dòng sông sau khi chúng “gặp nhau” ở Việt Trì và thực sự “hội tụ” ở Thăng Long, khi sông Hồng mở ra rất rộng, rồi nối với sông Đuống, sông Cầu ở bên Tả ngạn và rất nhiều sông con ở bên Hữu ngạn, tất cả đều liên thông với Hồ Tây qua Long mạch chủ là sông Tô Lịch.
Việc sông Tô Lịch bị lấp, xây nên các phố Chợ Gạo, Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hàng Lược, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu, Chợ Bưởi... cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông Nhuệ thông với sông Hồng, đã tạo ra một dòng sông chết, khiến Sông Tô trong xanh ngày xưa thành nơi đổ nước thải.
V. Núi Hàm Rồng – cuộc chiến giữa Cao Biền và Tả Ao
Truyền thuyết kể, Biền thấy đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, sợ dân nơi đây bất khuất, khó lòng cai trị, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét và tìm cách trấn yểm các long mạch để phá vượng khí của người Nam.
Một lần bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Biền nói rằng địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi.
Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng vào mong sau này có thể phát đế vương. Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát.

Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý thì lại càng ham thích, rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tán.
Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Và sau này, đất Thanh là nơi phát khởi của nhiều vua chúa.
VI. Kinh đô
Ở nước ta cũng vậy, một ngàn năm trước, khi vừa lên ngôi mới ngoài 30 tuổi, vua Lý Thái Tổ đã có thể tự tay viết bản Thiên Đô Chiếu bất hủ “Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế Rồng cuộn Hổ chầu, chính giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện nghi núi sông sau trước”, rồi lập tức nhà Vua cho triều đình rời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Đỉnh núi Ba Vì, và cụ thể tại đỉnh cao 1296m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh chính là một cột ăng teng thu Thiên Khí giáng xuống, kết hợp với Địa Khí của Long mạch trầm hùng ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), Long mạch này sẽ kết Huyệt tại vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Đây chính là Đế Vương Huyệt của Việt Nam và tạo nên Thăng Long - Hà Nội. Như vậy Thăng Long chính là Đại Minh đường của Tản Viên.

VII. Kết
Hà Nội với thế núi, thế sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng mấy trăm dặm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất kinh đô muôn đời. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhỏ như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao)…đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý Thái Tổ dời đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng quy mô rất lớn và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
--
HN tổng hợp.
Read more…

Ý tưởng của con heo vàng (P.1) - Heo vàng thông thái

19:36 |

Ngày xửa ngày xưa ở một vùng núi nọ có 3 chú heo: heo trắng, heo đen và heo vàng. Mỗi chú heo làm lụng trên mảnh đất của mình. Heo trắng trồng lúa, heo đen trồng ngô, heo vàng trồng đậu và mỗi chú heo chỉ ăn món mà mình trồng.

Mảnh đất của heo vàng ở giữa mảnh đất của heo trắng và heo đen.
Một ngày nọ heo vàng nhận ra rằng, heo trắng và heo đen đều làm ra lượng lương thực lớn hơn nhu cầu của họ. Mỗi tháng heo trắng và heo đen làm ra 15 ký lương thực nhưng chỉ ăn 5 ký và dư 10 ký.

Heo vàng bèn đến nói với heo trắng:
“Tôi sẽ đưa anh 5 ký ngô. Đổi lại anh cho tôi 10 ký lúa dư mà anh không ăn hết.”
Heo trắng nghĩ điều đó cũng tốt, vừa có món ăn mới lại không phải vứt bỏ số lương thực dư thừa. Và heo trắng đồng ý.
Heo vàng lại đến nhà heo đen và nói rằng:
“Tôi sẽ đưa anh 5 ký lúa. Đổi lại anh cho tôi 10 ký ngô dư mà anh không ăn hết.”
Heo đen cũng đồng ý.
Kể từ đó. Mỗi tháng heo vàng lại có thêm 5 ký lúa và 5 ký ngô để dùng. Heo đen cũng có 5 ký lúa và 5 ký ngô, heo trắng cũng vậy.
Điểm khác biệt là heo vàng không còn phải làm lụng trên mảnh đất của mình nữa. Nó đi du lịch đó đây và mỗi tháng lại về lấy số lương thực để dùng cho tháng tới.
***
Lời bàn:
Từ chỗ là chú heo nông dân như 2 chú heo khác, heo vàng đã có một ý tưởng mới. Heo vàng đã giúp giảm bớt sự lãng phí của cải trong canh tác. Đổi lại, nó đó làm thay đổi căn bản cuộc sống và cách làm việc của heo vàng.
Từ đó, chú heo vàng tự gọi mình là heo thương nhân.
———————————–
Câu chuyện trên là thông điệp mà tôi muốn gửi đến bạn. Một thay đổi trong phương thức làm việc có thể dẫn đến sự khác biệt to lớn về kết quả.
“Làm đúng việc” hay “Làm việc đúng”? Đây là thời điểm bạn đưa ra lựa chọn của mình.
Riêng tôi, tôi đã đưa ra lựa chọn cho bản thân mình, tôi chọn http://chancuacauthang.com

Read more…