Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Những việc cần làm khi mang thai

22:30 |
Những “gạch đầu dòng” dưới đây sẽ giúp mẹ có một lịch trình khoa học để trải qua 9 tháng “đeo ba lô ngược” thật suôn sẻ
Mang thai tuần 1
- Bổ sung vitamin trước khi sinh nếu trước đó mẹ chưa thực hiện.
- Ghi lại mốc một hoặc hai kỳ hành kinh cuối của mẹ.
- Tìm ra thời gian rụng trứng.
- Cùng anh xã lật lại “lịch sử” sức khỏe của gia đình, bất cứ sự bất thường di truyền hay nhiễm sắc thể nào cũng sẽ cung cấp thông tin tốt nhất cho bác sĩ khi theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong những lần khám thai sau này.
- Từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu hoặc bất kỳ thói quen có hại cho thai nhi nào khác.
Mang thai tuần 2
những việc cần làm khi mang thai 1
- Giảm caffeine trong chế độ ăn uống.
- Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc an toàn cho phụ nữ có thai.
- Lập một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dưỡng chất.
- Tập thể dục nhưng mẹ nhớ đừng tập quá sức.
Tuần 3
- Tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy con yêu đã về.
- Mua que thử thai
- Tìm hiểu những loại thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai.
Tuần 4
- Dùng que thử thai nếu kỳ kinh của mẹ bị chậm.
- Thông báo cho anh xã tin tức tuyệt vời này.
- Hẹn gặp bác sĩ để xác nhận chính xác mẹ đã mang bầu.
- Cân nhắc việc lựa chọn một y tá hộ sinh chuyên nghiệp
Việc cần làm khi mang thai tuần 5
- Đọc sách dành cho phụ nữ có thai.
- Mua một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những sự kiện quan trọng, các triệu chứng hay các câu hỏi mẹ băn khoăn trong 9 tháng tới.
- Đăng ký lớp học tiền sản.
- Đảm bảo mẹ uống nhiều nước trong thai kỳ.
- Tìm hiểu xem thẻ bảo hiểm của mẹ được áp dụng cho các bệnh viện nào (nếu có)
Tuần 6
- Nếu mẹ sẵn sàng, hãy bắt đầu chia sẻ tin tức tốt này với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết.
- Nhường việc chăm sóc thú cưng cho anh xã, nhất là việc thay xỉ cho mèo.
- Thử nghiệm các biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén.
- Tìm một bác sĩ giỏi, đáng tin cậy sẽ theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ
Tuần 7
- Sắp xếp lịch và chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, thường trong khoảng tuần 8- 12 của thai kỳ.
- Viết một danh sách các câu hỏi mẹ cần hỏi bác sĩ.
- Loại bỏ các sản phẩm làm đẹp của mẹ có chứa hóa chất
Tuần 8
- Mua sắm áo ngực mới, có thể là một chiếc áo ngực thai sản hay một chiếc áo ngực với size lớn, mềm nhẹ hơn.
- Thực hiện các bài tập Kegel như một thói quen hàng ngày.
- Mua thuốc kháng acid chuẩn bị cho triệu chứng ợ nóng khi mang thai cũng như các loại thuốc an toàn cho mẹ dùng trong thai kỳ.
- Khám nha sĩ.
- Thảo luận các xét nghiệm thai sản mẹ cần làm với bác sĩ.
Tuần 9
- Tìm người giúp việc hoặc chuyển công việc nhà cho người thân để mẹ tránh tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa chứa chất hóa học độc hại.
- Lên danh sách tất cả những điều mẹ muốn làm trước khi có em bé.
- Tiết kiệm tiền dành cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Đi dạo hoặc tập bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút, biến nó thành thói quen hàng ngày.


Mang thai
Mang thai tuần 10
- Rửa tay thường xuyên để tránh bị cúm, cảm lạnh.
- Thử các biện pháp tự nhiên để loại bỏ chứng khó tiêu.
- Mua sắm quần áo thai sản.
- Tìm hiểu về chính sách nghỉ thai sản của công ty nơi mẹ đang làm việc.
Tuần 11
- Dưỡng ẩm bụng, hông và đùi hàng ngày để ngăn ngừa da bị ngứa, khô và rạn da.
- Mẹ tránh tắm nước quá nóng, tắm hơi, tập luyện quá nhiều trong thời tiết nắng nóng hay bất cứ hoạt động nào có khiến khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 39 độ C.
- Siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp bác sĩ quyết định các loại xét nghiệm cần thiết.
- Nếu có khuyến cáo của bác sĩ, mẹ nên xét nghiệm nhiễm sắc thể bất thường qua việc khám phối hợp sàng lọc bệnh Down (NT) hay phân tích nhung mao của bánh nhau(CVS).
- Đề nghị được nghe nhịp tim của bé khi khám thai nếu có thể.
Tuần 12
- Lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ.
- Mua gối chữ U hoặc chữ J hỗ trợ giấc ngủ cho mẹ.
- Mẹ luôn phải khởi động trước khi tập thể dục để dây chằng và khớp xương được nới lỏng, hạn chế khả năng bị chấn thương khi luyện tập.
- Trong suốt thai kỳ, mẹ nên tránh các động tác nằm ngửa.
- Nếu mẹ mang đa thai, bác sĩ sẽ có thể phát hiện các bé khác trong lần siêu âm tiếp theo của mẹ.
Tuần 13
- Thời gian này mẹ có thể suy nghĩ xem nên đặt tên gì cho bé yêu rồi đấy
- Ngủ với tư thế nằm nghiêng.
- Tìm hiểu về các bác sĩ nhi khoa mẹ biết.
- Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
- Cân nhắc việc sử dụng quần áo thai sản trước đó của bạn bè hay chị em trong gia đình để tiết kiệm chi phí.
Tuần 14
- Thông báo với gia đình và bạn bè tin mẹ mang thai nếu trước đó mẹ vẫn chưa sẵn sàng.
- Báo tin cho sếp của mẹ.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi bằng cách lên một list công việc nhà cũng như nơi làm việc mẹ có thể giảm bớt.
- Mẹ có thể bắt đầu chụp những bức ảnh bụng bầu tuyệt đẹp hàng tuần kể từ bây giờ để lưu giữ kỷ niệm.
Việc cần làm khi mang thai tuần 15
- Đăng ký một lớp học yoga trước khi sinh hoặc mẹ có thể tự luyện tập tại nhà.
- Cùng ông xã đoán giới tính của bé.
- Nếu mẹ trên 35 tuổi, lên lịch chọc ối để chuẩn đoán bệnh cho bé nếu bác sĩ đề nghị.
- Hay tiến hành sàng lọc bốn (quad) nếu cần thiết.
Tuần 16
- Bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như sữa ít béo hoặc uống thuốc canxi.
- Tìm hiểu về khoa sản ở các bệnh viện.
- Hỏi mẹ hoặc bà của mẹ về kinh nghiệm sinh nở, chăm sóc bé sau sinh…
Tuần 17
- “Đối phó” với căn bệnh hay quên trong thai kỳ bằng cách viết các ghi chú, nhắc nhở.
- Massage trước khi sinh
- Đăng ký lớp học hướng dẫn sinh
- Tạo tài khoản tiết kiệm dành cho việc học hành, chăm sóc bé.
- Sắm lọ thuốc xịt mũi hoặc máy tạo độ ẩm để giảm bớt chứng nghẹt mũi khi mang thai.
Tuần 18
- Nếu không có sự giúp đỡ của bà nội, bà ngoại, mẹ hãy cân nhắc việc tham gia một lớp học hướng dẫn cách cho con bú, cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Kiểm tra lại bàn ghế, nếu có thể hãy mua một chiếc ghế đệm mới hoặc bệ kê chân giúp mẹ cảm thấy thoải mái, giảm đau lưng trong thai kỳ.
- Mẹ tò mò về giới tính của bé? Đến bệnh viện siêu âm thôi.
Tuần 19
- Khoe ảnh siêu âm của bé cho mọi người cùng vui với mẹ nhé.
- Có một cuộc hẹn hò buổi tối.
- Tìm hiểu về nội thất dành cho bé.
- Mẹ cân nhắc lựa chọn sinh tại nhà? Hãy xem xét các ưu nhược điểm của phương pháp này.
Việc cần làm khi mang thai tuần 20
những việc cần làm khi mang thai 2
- Trò chuyện với ông xã về cuộc sống sau khi có em bé, trách nhiệm của hai vợ chồng sẽ như thế nào.
- Chắc chắn mẹ đã có một đôi giày bệt thoải mái để “sống sót” trong vòng 4 tháng tới với đôi chân sưng phù.
- Biết các triệu chứng và nguy cơ của tiền sản giật
Tuần 21
- Tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi cho con bú, cách cho bé bú như thế nào là đúng.
- Thay áo ngực thai sản.
Tuần 22
- Tìm kiếm nữ hộ sinh để tắm cho bé trong một vài tuần đầu sau sinh nếu mẹ không đủ tự tin làm điều này.
- Mẹ đã biết giới tính của bé, tên đầu tiên mẹ suy nghĩ có hợp không, nếu không mẹ hãy suy nghĩ thêm một vài tên khác nhé.
- Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Mẹ tránh bắt chéo chân, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Tuần 23
- Mẹ nên sắm thêm quần áo thai sản trong thời gian này.
- Lựa chọn tên đệm tuyệt vời cho bé.
Tuần 24
- Nếu mẹ có ý định quay trở lại công việc sau sinh, hãy suy nghĩ các phương pháp để chăm sóc bé như nhờ bà nội, bà ngoại hay tìm người trông trẻ đáng tin cậy chẳng hạn.
- Bắt đầu lên kế hoạch sửa sang phòng cho bé.
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Việc cần làm khi mang thai tuần 25
- Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay có thêm bảo hiểm nhân thọ… nếu mẹ muốn.
- Viết kế hoạch sinh nở.
- Đăng kí sinh trước nếu có thể tại bệnh viện mẹ đã lựa chọn.
Tuần 26
- Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để giải đáp các thắc mắc của mẹ.
- Tận hưởng một chuyến du lịch bất kỳ. Mẹ sẽ không có cơ hội hoặc không nên đi du lịch trong 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo an toàn.
- Xét nghiệm glucose máu.
Tuần 27
- Chọn màu sơn cho phòng của bé.
- Đi bộ hoặc xoa bóp bắp chân để giảm đau do chuột rút.
Tuần 28
- Bắt đầu từ tuần 28, mẹ có thể gặp bác sĩ 2 tuần 1 lần.
- Để ông xã cảm nhận được những lần bé đá.
- Nếu ngón tay của mẹ bị sưng, hãy tháo nhẫn ra và cất chúng cho đến khi mẹ “vượt can” xong xuôi.
- Nếu xét nghiệm máu của mẹ được thực hiện tại lần khám tiền sản đầu tiên cho thấy là Rh âm tính, mẹ sẽ được tiêm globulinn miễn dịch Rh để ngăn chặn cơ thể mẹ phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé.
Tuần 29
- Thời gian này bé hoạt động rất tích cực, mẹ hãy dành thời gian nhất định để đếm những cử động của bé, dựa vào đó để đánh giá sức khỏe của bé. Nếu mẹ thấy bé ngày càng trở nên ít hoạt động, cần liên lạc với bác sĩ ngay.
- Sơn phòng cho bé. Mẹ không nên tham gia công đoạn này. Hãy nhắc nhở ông xã chọn loại sơn gốc chì để đảm bảo an toàn cho bé.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Việc cần làm khi mang thai tuần 30
- Mua xe đẩy, cũi hay bất cứ vật dụng nào cho bé mà mẹ chưa chuẩn bị.
- Đóng gói túi đồ sẽ mang vào viện khi mẹ đi đẻ.
- Biết các dấu hiệu sinh non.
- Tập luyện các bài tập, học cách thở, rặn hỗ trợ mẹ khi sinh.
Tuần 31
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt.
- Lên kế hoạch nghỉ thai sản.
Tuần 32
- Lên kế hoạch nhờ ai chăm sóc con khi mẹ lâm bồn.
- Nhường quyền chăm nuôi thú cưng cho ông xã.
- Cắt tóc
- Sắp xếp phòng của bé.
- Từ tuần này, mẹ có thể gặp bác sĩ hàng tuần để theo dõi kỹ tình hình sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Tuần 33
- Đọc sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tuần 34
- Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
- Mua đồ dùng hỗ trợ mẹ phục hồi sau sinh.
- Gặp gỡ một vài bác sĩ nhi khoa để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng
Mang thai tuần 35
- Xem xét lại các đồ dùng cho mẹ và bé để đảm bảo không thiếu sót đồ dùng quan trọng.
- Mua một cuốn sách về trẻ em, tìm đọc thông tin về chăm sóc bé….
Tuần 36
- Xét nghiệm NST (non-stress test) nếu cần thiết để quan sát cử động thai mà không có tác động gây kích thích thai nhi.
- Bàn lại kế hoạch sinh với bác sĩ.
- Ngủ các giấc ngủ ngắn, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
Tuần 37
- “Tích trữ” tã và sữa công thức đề phòng trường hợp mẹ ít sữa.
- Giặt sạch quần áo, tã lót, nôi của bé trước khi dùng.
Tuần 38
- Đưa ra quyết định cuối cùng cho tên của bé
- Lên danh sách những người mẹ muốn liên lạc thông báo khi em bé ra đời.
Tuần 39
- Thực hành thở hỗ trợ khi sinh hoặc các bài tập thư giãn
- Hoàn thành công việc và viết một bản ghi nhớ, bàn giao công việc phòng trường hợp mẹ sinh trước ngày dự tính.
- Lựa chọn người cùng mẹ “vượt cạn”
Mang thai tuần 40
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rằng sắp đến lúc vỡ ối.
- Tính thời gian các cơn co thắt.
- Mua túi chườm lạnh để chườm đáy chậu, giảm sưng sau khi mẹ sinh.
Mang thai tuần 41
- Mẹ hãy cảm nhận những cú đá cuối cùng cũng như cảm giác tuyệt vời khi có em bé trong bụng.
- Tận dụng thời gian để nghỉ ngơi
- Tập các động tác ngồi xổm để cơ thể dần chuẩn bị cho quá trình sinh.
Mang thai tuần 42
- Mẹ hãy thử một vài mẹo để kích thích đau đẻ, đẻ thường dễ như ăn thức ăn cay, ăn dứa, đi bộ hay kích thích núm vú…
- Xét nghiệm NST một lần nữa hoặc kiểm tra ST (stress test)
- Đến bệnh viện và đón bé yêu chào đời.
những việc cần làm khi mang thai 3

Mẹ bé Bí Ngô chia sẻ top những việc cần làm trong thai kỳ theo từng tháng

Các mẹ đang hân hoan chào đón sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ? Bạn đã chuẩn bị mọi thứ để chăm sóc con thật tốt, nhưng bạn vẫn cảm thấy rất lo lắng không biết mình có còn sơ sót gì không? Hãy tham khảo chia sẻ của mẹ Bí Ngô về những việc cần làm trong thai kỳ theo từng tháng thật chu đáo để có thể vượt cạn an toàn các mẹ nhé.
Mang thai tháng thứ 1
Báo tin mừng cho bạn đời.
Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
Học những gì cần mua cho tháng đầu mang thai.
Nếu bạn chưa làm thì hãy bắt đầu uống bổ sung acid folic mỗi ngày.
Bắt đầu suy nghĩ tên cho bé.
Nghiên cứu thông tin về các bệnh viện.
Chọn bác sĩ khoa sản hoặc nữ hộ sinh.
Lên lịch cho lần khám thai đầu tiên.
Tìm hiểu những điều cơ bản của sự phát triển thai nhi.
Tính toán ngày sinh bé của bạn.
Ngưng hút thuốc, bia rượu và giảm liều lượng caffeine. Cần biết thứ gì an toàn và không an toàn trong thai kỳ.
Bắt đầu viết thai ký.
Kết bạn với những người phụ nữ khác sinh con cùng tháng với bạn.
Mang thai tháng thứ 2
Tập Kegel để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ khung chậu.
Bắt đầu thực hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng trước khi sinh.
Chiến đấu với nỗi sợ hãi 3 tháng đầu thai kỳ và sự lo lắng khi mang thai.
Tìm hiểu những xét nghiệm trước khi sinh nào mà bạn cần làm.
Biết phạm vi tối ưu cho cân nặng của bạn khi mang thai.
Quản lý vấn đề trung tiện, cảm giác buồn tiểu, và những triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ đầu mang thai.
Có các biện pháp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.
Tháng thứ 3
Học những gì sẽ diễn ra từ tuần thứ 9 đến thứ 12 của thai kỳ.
Áo ngực có đột nhiên làm bạn thấy không còn thoải mái nữa? Đi mua áo ngực mới và tìm hiểu về những thay đổi của vú khi mang thai.
Bắt đầu một bài tập thể dục an toàn trước khi sinh.
Nói với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng bệnh cúm.
Biết những gì mong đợi từ các xét nghiệm sàng lọc sớm.
Lôi kéo chồng bạn vào việc hiểu và chăm sóc thai kỳ của bạn.
Thời điểm để chia sẻ tin mừng cho bạn bè.
Tìm hiểu liệu bạn có sinh đôi không (nếu có thì cần lên kế hoạch).
Lên lịch mát-xa trước khi sinh.
Quản lý sự thay đổi tâm trạng khi mang thai.
Uống nhiều nước! Lập hạn mức uống nước mới của bạn.
Dự trữ sẵn kem dưỡng da và “cưng” làn da trong thai kỳ của bạn.
Tháng thứ 4
Tìm hiểu những gì cần mua sắm trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Học những gì sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai từ tuần thứ 13 đến 16.
Kiểm kê lại tài chính để làm phòng cho em bé.
Bắt đầu mua sắm quần áo thai sản.
Đăng ký ngay các lớp học về sinh con.
Bạn muốn đi chơi thư giãn? Hãy lập một kế hoạch đi chơi gắn kết tình cảm cha mẹ với bé trong bụng.
Chụp hình… siêu âm đầu tiên của bé!
Tìm một tư thế ngủ thoải mái và giải thích những giấc mơ hoang dã trong thai kỳ.
Nếu bạn thuộc nhóm máu RH- (RH trừ), đây là lúc hỏi bác sĩ về một liều RhoGam (ngăn bệnh tán huyết ở thai nhi và trẻ sơ sinh).
Chụp hình chiếc bụng đang ngày càng lớn dần của bạn.
Giúp chồng bạn trở thành một người cha tốt hơn bằng cách đăng ký các lớp học làm cha mẹ cho anh ấy.
Tháng thứ 5
Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong thời gian mang thai từ tuần 17 đến 20.
Báo tin cho người sử dụng lao động của bạn và cập nhật chính sách nghỉ thai sản của công ty.
Tìm hiểu bạn sẽ cần chăm sóc trẻ nhiều như thế nào, và bắt đầu tìm hiểu các lựa chọn dành cho bạn.
Quyết định liệu bạn có muốn biết giới tính của bé bây giờ hay muốn đón nhận một cách bất ngờ.
Nếu bạn chưa làm thì hãy lập lịch kiểm tra răng định kỳ.
Ham muốn tình dục của bạn có thể trở lại hết sức mãnh liệt. Hãy thoải mái với sex trong suốt thai kỳ.
Điều trị chứng ợ chua ngay khi nó vừa có dấu hiệu xuất hiện.
Em bé có cử động không? Biết những gì để mong đợi từ những cú đạp đầu tiên của bé.
Thử tập yoga trước khi sinh để có một buổi tập luyện tinh thần-thân thể.
Tâm tình về thai kỳ và tư cách làm cha mẹ với người bạn đời.
Chuẩn bị cho xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B.
Mệt mỏi vì những câu hỏi tò mò từ người lạ và bạn bè? Hãy học và khéo léo “trả treo” một cách nghệ thuật với những câu hỏi tò mò.
Thực hiện các bước để giảm thiểu hội chứng hay quên khi mang thai.
Bạn nghĩ đến việc đi tắm? Đừng quên đăng ký lớp học tắm cho bé.
Mang thai tháng thứ 6
Xem xem bạn sẽ trông đợi gì từ tuần lễ thứ 21 đến 24 của thai kỳ.
Kiểm tra thị lực của bạn. Thay đổi thị lực khi mang thai khá phổ biến, và còn có thể là dấu hiệu của biến chứng.
Biết cách quản lý giãn tĩnh mạch.
Làm quen với cơ thể thay đổi nhanh chóng của bạn và tăng cường yêu quý bản thân.
Dành nhiều thời gian “cưng chiều” bản thân!
Thời điểm để bắt đầu chuẩn bị phòng dành riêng cho trẻ bú.
Có xu hướng đau lưng khi mang thai.
Bắt đầu làm việc chi tiết về chuyện nghỉ thai sản của bạn.
Tháng thứ 7
Tìm hiểu về 3 tháng cuối thai kỳ.
Tìm hiểu sẽ mong đợi gì trong thai kỳ từ tuần thứ 25 đến 28.
Bạn muốn có một người giúp việc? Nếu câu trả lời là có, hãy tìm ngay bây giờ.
Lên kế hoạch sinh nở.
Hãy bảo đảm bạn biết các dấu hiệu sinh non.
Quyết định ai sẽ vào phòng sinh với bạn.
Chú ý bệnh trĩ đau đớn trong thai kỳ.
Mua giường cũi và nệm cho bé.
Thời điểm để tìm mua xe đẩy.
Biết các lựa chọn ngân hàng máu dây rốn của bạn.
Bú vú mẹ hay bú bình? Biết tất cả các lựa chọn nuôi bé của bạn.
Làm xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén (Gestational diabetes – GDM).
Kích cỡ bụng của bạn bao nhiêu sẽ cho bạn biết về em bé của bạn.
Có quần áo em bé và các thứ cần thiết sẵn sàng… chuẩn bị tã cho em bé.
Tháng thứ 8
Xem những gì sẽ đến trong suốt tuần lễ thứ 29 đến 32 của thai kỳ.
Tham gia lớp dạy tắm cho em bé. (Và chuẩn bị sẵn các tấm thiếp cảm ơn càng sớm càng tốt!).
Mong đợi một bé trai? Tìm hiểu về thủ thuật cắt bao quy đầu và bảo đảm là bạn và chồng bạn cùng chung quan điểm về việc này.
Gác chân lên cao! Chăm sóc đôi chân vì chúng làm việc rất nặng nhọc những ngày này.
Bỏ sẵn đồ đạc vào túi… Bé yêu của bạn sẽ sớm chào đời!
Mua và học cách gắn chỗ ngồi cho bé vào xe hơi.
Sắp xếp bộ đồ cứu thương của gia đình chung một chỗ.
Mua túi tã lót (bỉm) cho bạn, và để dành sẵn tã lót khi cần thiết.
Mua một chiếc ghế cao.
Tham gia lớp sinh con.
Xây dựng sẵn một loạt email và số điện thoại để chia sẻ sự ra đời của bé!
Nhắc chồng kiểm tra xem anh ấy có được phép nghỉ chăm vợ sinh không.
Mua áo ngực dùng cho con bú.
Mang thai tháng thứ 9
Tìm hiểu bạn sẽ gặp những gì trong những tuần cuối của thai kỳ.
Tìm hiểu các vắc-xin cho trẻ mới sinh và xem xét thứ gì tốt nhất cho bé cưng của bạn.
Nói với bác sĩ về vị trí của bé và nó ảnh hưởng như thế nào tới việc sinh bé.
Chốt lại các lựa chọn đặt tên cho con.
Chọn các tấm thiếp cảm ơn và báo tin bạn có em bé (và điền địa chỉ sẵn vào các phong bì vì sắp tới sẽ rất bận rộn!).
Mua dây quàng treo hoặc giá đỡ bé.
Biết các cơn co thắt. Nhận biết sự khác biệt giữa cơn co thắt Braxton-Hicks (cơn co thắt đau đẻ giả) và co thắt do đau đẻ.
Bạn chuẩn bị tinh thần cho cơn đau đẻ và sinh em bé.
Giặt và để sẵn quần áo mới cho em bé của bạn.
Chuẩn bị cho những tuần lễ sau khi sinh em bé.
Nhận ra bạn thấy như thế nào về cảm ứng đau đẻ. Học các ưu và khuyết.
Thư giãn và tận hưởng những ngày cuối cùng trước khi sinh!
Read more…

Cô chủ nhỏ nhắn 9x thành tỉ phú

19:12 |

Cô gái sinh năm 1990 Nguyễn Minh Hiền (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang là chủ của 3 shop thời trang, 1 nhà hàng sushi với doanh thu hằng năm xấp xỉ 20 tỷ đồng.

Hiền nhỏ nhắn, xinh xắn giống tiểu thư hơn là vai trò cô chủ đang quản lý 45 nhân viên. Xòe hai bàn tay hơi xương ra, Hiền cười bảo: “Bàn tay em xấu lắm vì phải làm rất nhiều việc, từ bưng bê, chế biến món ăn, đóng gói sản phẩm…”.

Từ cú lừa trên mạng

Thích kinh doanh nên suốt 3 năm học THPT, Hiền xin làm nhân viên bán mỹ phẩm ở cửa hàng của người bác. Ban đầu, Hiền bán mỹ phẩm trên mạng. Một lần do lỡ mua đôi giày đắt tiền, để đi thì tiếc, Hiền lên mạng rao bán, không ngờ lãi được 100 nghìn đồng. Hứng thú, Hiền chuyển sang kinh doanh giày dép.

Thời điểm năm 2009, kinh doanh qua mạng ở Việt Nam bắt đầu phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt trang rao vặt cho phép đăng bài miễn phí. Hiền mày mò đăng hàng trăm topic bán hàng trên các website và blog, kiên trì tư vấn, trả lời khách hàng. Từ đó, khách hàng tìm đến cô chủ nhỏ ngày càng đông.

Một mình vừa đi lấy hàng, chăm sóc khách hàng trên mạng, giao hàng, Hiền nghĩ cần phải có một cửa hàng để trưng bày sản phẩm. Hiền nảy ra sáng kiến, làm nhân viên bán hàng không lương cho bác, đổi lại Hiền xin một góc của cửa hàng để bày bán giày dép.


Hiền (bên trái) mặc trang phục kimono Nhật Bản tại nhà hàng sushi.


Một lần, Hiền nhận đơn đặt hàng trên mạng 30 đôi giày. Lần đầu tiên nhận được đơn hàng lớn, Hiền dồn hết số vốn đi gom hàng nhưng đến địa điểm giao hàng, cô phát hiện bị ăn “quả lừa”. Hiền đành hạ giá sản phẩm, tích cực rao bán trên nhiều trang rao vặt khác nhau, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn.

“30 đôi giày được bán hết trong một tuần. Không những thế, em xây dựng được thêm nhiều khách hàng thân thiết”, Hiền chia sẻ. Nhờ đó công việc kinh doanh của Hiền ngày càng phát triển.

Đến khi có 100 triệu đồng trong tay, Hiền quyết định mở cửa hàng thời trang tổng hợp cho nam giới. Sau đó, Hiền quyết định mở thêm 2 cửa hàng liền kề kinh doanh thời trang theo nhu cầu của khách hàng.

Đến nhà hàng sushi

Hiền mở nhà hàng sushi vì một lần cô đi ăn món này nhưng nhà hàng làm món ăn tệ quá. Cô nghĩ mình có thể làm tốt hơn. Hiền quyết định mở nhà hàng sushi rộng 80 m2. Một mình Hiền lên ý tưởng trang trí, thiết kế nhà hàng cho đến lên thực đơn, chọn món ăn, nhập hàng ăn.

Chỉ trong thời gian ngắn, khách hàng tìm đến nhà hàng ngày một đông. “Nhiều khách hàng đến cứ xin đòi gặp chủ quán vì nhìn cách bài trí nhà hàng họ nghĩ em là người Nhật Bản”, Hiền cười vui.

Chia sẻ bí quyết, Hiền bảo, đầu tiên là món ăn phải ngon, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Miễn phí trà đá, đồ tráng miệng. Ngoài ra, Hiền khuyến mãi khách hàng có hóa đơn từ 500 nghìn đồng trở lên ở shop quần áo sẽ được tặng một phiếu ăn trị giá 50 nghìn đồng ở nhà hàng.

Hiền cho biết, tháng 10 này Hiền khai trương tiếp nhà hàng thứ 2 với diện tích mặt sàn 100 m2x6 tầng. Với nhà hàng này, Hiền tiếp tục tự tay thực hiện mọi công đoạn từ thuê thiết kế cho đến mua bát đĩa, dao kéo.

Hỏi bận rộn thế thời gian đâu nghỉ ngơi, Hiền cười tươi: “Không bận lắm vì lúc làm em tập trung cao độ. Sau đó, không những em đi chơi mà còn thường xuyên tổ chức cho nhân viên đi chơi xả hơi nữa”.

Với hệ thống shop và nhà hàng quy mô nhưng cô chủ 9X lại có cách quản lý khiến người khác khó lòng tin được. Hiền rất ít khi dùng máy tính, thậm chí không dùng bất cứ phần mềm quản lý kinh doanh, hàng hóa nào.

Tất cả đều được Hiền ghi chép bằng tay, tính toán thủ công và ghi nhớ trong đầu. Nhân viên đã có máy chấm công nhưng cuối tháng tính lương, Hiền vẫn lôi cuốn sổ tay ra tự nhẩm tính. Hiền cho biết, giờ mở rộng quy mô, phải dùng đến phần mềm để quản lý nhưng cô giao cho nhân viên thực hiện, còn mình vẫn trung thành với sổ tay.
Read more…

Bí quyết kinh doanh thời kì khủng hoảng

05:09 |
Khủng hoảng kinh tế năm 2013, bí quyết kinh doanh làm giàu như thế nào để cô gái 24 tuổi có thể kiếm được triệu đô.
Trong thời kỳ kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều người phải cố gắng cung cấp nhu cầu thiết yếu chứ ít ai dám nghĩ tới việc kinh doanh làm giàu.


Bí quyết kinh doanh thời khủng hoảng kinh tế của cô gái 24 tuổi

“Làm việc giúp chúng tôi kinh doanh, làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế, vậy nên làm việc 16 tiếng một ngày là chuyện bình thường”, Jiajia Wang, 24 tuổi, lý giải về sự thành công của người Trung Quốc ở Tây Ban Nha. Cô gái 24 tuổi đã chia sẻ những bí quyết kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế của cô qua chuyện kể từ những ngày đầu đặt chân đến đất Tây Ban Nha. Khủng hoảng kinh tế 2013 bạn nên làm gì??? bạn có thể tham khảo bài viết để có cái nhìn đa chiều về khủng hoảng kinh tế.

“Cả nhà tôi từng phải ăn trứng để tồn tại”, Jiajia Wang nhớ lại thời điểm gia đình cô mới chuyển tới thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, hơn 20 năm về trước. Khi đó, cha mẹ cô, những người nhập cư không tiền, không địa vị, không bằng cấp, đã phải làm việc suốt 12 tiếng mỗi ngày tại một nhà hàng gốc Hoa để nuôi sống cả gia đình với 4 miệng ăn.

5 năm sau, cha mẹ cô quyết định mua lại một nhà hàng với số tiền vay mượn từ những người thân quen. Để tiết kiệm chi phí, nhân viên rửa bát không ai khác chính là Wang và em trai cô. Khi màn đêm buông xuống, cả gia đình lại trở về căn nhà chật hẹp, nơi cha mẹ Wang kê đệm ngủ trong buồng tắm và nhường căn phòng còn lại cho hai đứa con.

Hiện tại, trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới việc 50% thanh niên Tây Ban Nha phải chịu cảnh thất nghiệp, Wang, 24 tuổi, với tấm bằng nghiên cứu sinh ngành kinh tế ở đại học Harvard trong tay, đã có tới 4công việc. Cô vừa dạy tiếng Trung, vừa làm nhiệm vụ tư vấn cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở Tây Ban Nha, trong khi vẫn điều hành một nhà xuất bản và viết tiểu thuyết lãng mạn. Mỗi tháng cô đều gửi 1.000 EUR, khoảng 1.300 USD, về nhà để phụ giúp cha mẹ, những người đã nghỉ hưu từ năm ngoái.


Câu chuyện của gia đình Wang là một minh chứng tuyệt vời cho cách mà 170.000 dân nhập cư Trung Quốc ở Tây Ban Nha đang sử dụng, không chỉ để vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, mà còn nhằm vươn tới một tương lai tốt đẹp. Thành công đó là nhờ vào sức lao động không mệt mỏi, cùng đức tin vào những điều răn của Nho giáo về lòng trung thành với gia đình, giữa lúc thất nghiệp và chính sách cắt giảm ngân sách đang đe dọa tới cuộc sống của người dân Tây Ban Nha. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ, họ đã chứng minh việc kinh doanh làm giàu trong thời khủng hoảng kinh tế là hoàn toàn khả thi.

“Các gia đình Trung Quốc không bị lệ thuộc quá nhiều vào chính phủ, bởi bản thân mỗi gia đình đã là một nhà nước phúc lợi, một ngân hàng và một xã hội thu nhỏ. Tất cả trong một”, Wang nói.

“Đối với những người Trung Quốc từng phải sống trong một gia đình nghèo khổ”, cô nói thêm, “làm việc 16 tiếng một ngày chẳng có gì đáng kể, và chính điều đó đã khiến chúng tôi đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế.”
Read more…

Những lí do bạn chưa thể làm lãnh đạo

04:24 |

Rất nhiều người nghĩ mình có thể làm sếp và muốn được làm sếp. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người chưa hoặc không đạt tới khả năng làm lãnh đạo và không hề muốn thú nhận điều này.

Tạp chí
Tạp chí Forbes cho rằng, nếu bạn cho mình là một lãnh đạo tiềm năng nhưng chưa được mọi người nhận ra, thì chắc chắn bạn đang có một vấn đề nào đó. Có thể là bạn chưa đánh giá đúng bản thân, hoặc cấp trên của bạn chưa nhận ra tài năng ở bạn. Nếu có cách xử lý đúng đắn, bạn sẽ giải quyết được những vấn đề này và tự tạo cho mình cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ.

Không có một công thức cụ thể nào để giúp bạn thành lãnh đạo, nhưng Forbes cho rằng, dưới đây là những sai lầm khiến bạn cần khắc phục nếu bạn có mục tiêu lãnh đạo:

1. Bạn không đạt được kết quả tốt trong công việc

Khi các nhà lãnh đạo thực sự làm một công việc gì đó, họ thường đạt kết quả vượt kỳ vọng. Vì vậy, khi bạn không đạt kết quả tốt, thì chẳng ai muốn bạn làm lãnh đạo cả.

2. Bạn đạt kết quả bằng “tiểu xảo”

Nếu bạn giải quyết được vấn đề số 1 nhưng bằng mánh khóe và lừa bịp, thì bạn cũng không thể là một nhà lãnh đạo. Kết quả không thể “xí xóa” cho cách thức xấu mà bạn đã áp dụng. Nếu bạn lạm dụng ảnh hưởng của mình, không đối xử tốt với mọi người, hoặc nhầm lẫn giữa sự thao túng với lãnh đạo, bạn có thể thắng vài trận, nhưng sẽ thua chung cuộc. Không có đạo đức trong công việc không thể đưa bạn trở thành lãnh đạo.

3. Bạn không quan tâm tới người khác

Sự lãnh đạm, thờ ơ là một tính cách không phù hợp với lãnh đạo. Bạn không thể trở thành lãnh đạo nếu bạn không quan tâm tới cấp dưới của bạn. Bài kiểm tra thực sự đối với bất kỳ một lãnh đạo nào là liệu những người mà họ lãnh đạo có khá lên dưới sự lãnh đạo đó hay không.

4. Bạn theo đuổi một vị trí chứ không phải là một mục đích cao hơn

Nếu bạn đặt lợi ích của bản thân lên trên sự phục vụ cho lợi ích chung, thì bạn thực sự chưa hiểu được khái niệm thế nào là lãnh đạo. Lãnh đạo là quan tới tới những thứ vượt xa khỏi bản thân bạn, và dẫn những người khác đến một nơi tốt đẹp hơn, cho dù việc đó sẽ giúp bạn có tất cả, hoặc chẳng có gì. Quyền lực thường đi kèm với vai trò lãnh đạo, nhưng đó không phải là động lực cho những nhà lãnh đạo thực sự.

5. Bạn quan tâm nhiều tới việc đưa ra những lời hứa hơn là giữ lời hứa


Làm lãnh đạo không phải là để nói những lời đao to búa lớn, mà cần phải hành động. Vai trò lãnh đạo có thể bắt đầu từ việc đưa ra một tầm nhìn, nhưng việc thực hiện mục tiêu, tầm nhìn đó ra sao rốt cục mới định nghĩa thành công của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo.

6. Bạn không khuyến khích được người khác

Hãy thôi nói với mọi người lý do vì sao họ không thể làm được điều gì đó, và hãy chỉ cho họ thấy là họ có thể làm được. Các nhà lãnh đạo không đặt người khác vào trong những chiếc hộp, việc nhà lãnh đạo cần làm là giải phóng mọi người ra khỏi những chiếc hộp đó. Nhà lãnh đạo thực sự giúp người khác đạt được những mục tiêu mà họ không chắc là có thể đạt được hay không.

7. Bạn đi theo các quy tắc thay vì phá vỡ chúng

Nguyên trạng là kẻ thù lớn của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ chẳng là gì nếu không hiểu được sự cần thiết phải thay đổi, và sau đó là xử lý khả năng để thực hiện sự thay đổi đó.

8. Bạn khiến nhân tài xa lánh

Nhà lãnh đạo thực sự giống như một thỏi nam châm thu hút nhân tài thay vì đẩy nhân tài ra xa. Nếu bạn không thu hút được những người tài giỏi, không thể phát triển được họ hay giữ chân họ, thì bạn không phải là một lãnh đạo thực thụ.

9. Bạn muốn mình nổi bật

Nhà lãnh đạo thực thụ không tìm kiếm vị trí mà ánh đèn trung tâm chiếu vào. Thay vào đó, nhà lãnh đạo thực thụ tìm cách để chiếu ánh đèn đó vào những người khác. Những nhà lãnh đạo tốt nhất chỉ sử dụng từ “tôi” khi nhận trách nhiệm về thất bại. Ngược lại, họ thích dùng từ “chúng tôi” khi nói tới thành công.

10. Bạn quan tâm tới quy trình hơn con người

Không có con người thì chẳng có nền tảng nào, và bạn cũng chẳng có gì để lãnh đạo. Khi bạn đặt những thứ khác lên trên những con người mà bạn lãnh đạo, bạn chỉ là một nhà lãnh đạo thất bại.
Read more…

10 bí quyết cho nhà lãnh đạo thành công

04:19 |
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt đã từng nói: "Một nhà lãnh đạo tốt là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo xuất sắc là người biết truyền cảm hứng cho những người khác để họ có niềm tin vào chính bản thân họ"
Thế nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc không phải là điều dễ dàng. Làm thế nào để dẫn dắt thành công tổ chức của mình vượt qua được những thăng trầm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất mà một người chủ doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Kỳ này, Vungtaujobs giới thiệu đến các bạn 10 bí quyết của những nhà lãnh đạo thành công. Các bạn hãy học hỏi và trau dồi để chuẩn bị cho mình những hành trang tốt nhất cho con đường sự nghiệp nhé.
1. Hãy to dng mt đi ngũ cán b tn ty
Nhân viên của bạn phải tận tụy với bạn và với công ty. Những doanh nhân thành đạt không chỉ giỏi về giao tiếp xã hội và kinh doanh, mà còn có bí quyết để thuê tuyển nhân viên một cách hiệu quả. Theo Harvey Mackay, bậc thầy giảng dạy về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn "Bơi cùng cá mập mà không bị ăn tươi nuốt sống" (Ivy Books, 1995): "Chỉ đơn thuần là một ý tưởng kinh doanh lớn thì không đủ. Bạn phải có khả năng nhận diện, thu hút và giữ chân nhân tài-những người có thể giúp bạn biến ý tưởng thành thành công thực sự".
Khi tạo dựng đội ngũ nhân viên của mình, hãy tìm kiếm những người có giá trị đồng hành với mục đích và sứ mệnh của công ty. Suzanne Bates- một nhà tư vấn về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn "Hãy nói như một CEO" (McGraw Hill, 2005) cho rằng những nhân viên của bà luôn sát cánh bên nhau trong giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ suy thoái bởi vì họ đều tin tưởng vào điều mà họ đang làm. Theo bà: "Việc có những con người ngoan cường và thẳng thắn trong đội ngũ nhân viên của bạn là một việc vô cùng quan trọng".
2. Luôn cởi mở, chú trọng việc giao tiếp
Đây là một điều thực sự quan trọng. Ngay cả trong một đội ngũ chỉ bao gồm từ 5 tới 10 người, khó mà có thể biết được điều gì đang diễn ra đối với tất cả mọi người. Nhằm khai thác sức mạnh giao tiếp, hàng tuần Bates tổng hợp một bản tin cập nhật trong tuần mà bà gọi là "Dự báo Ngày thứ sáu" và gửi qua email cho nhân viên của mình.
Bà nhận xét: "Nhân viên của tôi luôn luôn ngạc nhiên về tất cả những tin tốt mà tôi gửi cho họ mỗi tuần. Nó khiến mọi người cảm thấy bạn thực sự có rất nhiều động lực để cống hiến, ngay cả trong những giai đoạn khó khăn".
3. Đừng giả định điều gì
Khi bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nghiễm nhiên cho rằng đội ngũ nhân viên của bạn hoàn toàn hiểu được mục tiêu và sứ mệnh của công ty- và thực tế có thể là như vậy. Nhưng vẫn cần phải nhắc nhở mọi người về cái đích mà công ty đang hướng tới và triển vọng sẽ như thế nào nếu đạt được mục tiêu. Nhân viên của bạn có thể hỏi: "Triển vọng của tôi khi đó là gì". Một điều hết sức quan trọng là bạn phải vẽ lên bức tranh về tương lai cho nhân viên của mình. Hãy dành thời gian để thực sự hiểu về những con người đang giúp bạn gây dựng công ty của mình.
Theo Beverly Flaxington, người sáng lập The Collaborative- một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp ở Medfield, Mass: "Các ông chủ doanh nghiệp có tầm nhìn, có nhiệt huyết, và họ thành lập doanh nghiệp để biến tầm nhìn và nhiệt huyết của họ thành hành động. Nhưng họ thường giả định về nhân viên quá nhiều. Họ thường nghĩ nhiệt huyết của họ sẽ dễ dàng lan truyền sang những người khác - nhưng thực tế không phải như vậy. Bạn phải đưa mọi người vào thế giới của mình và hết sức chủ động trong giao tiếp".
4. Hãy trung thực và đáng tin cậy
Theo Faxington, các nhà lãnh đạo tốt thường truyền dẫn tính cách và niềm tin của họ vào tổ chức. Bà nói: "Nếu bạn là chính bạn, không cố gắng hành động như một người nào khác, và tập hợp quanh bạn những người cùng chia sẻ các giá trị với bạn, doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn".
Theo Faxington: "Các doanh nghiệp đều có những đặc thù riêng và mỗi ông chủ doanh nghiệp lại có những tính cách riêng. Nếu bạn trung thực và đáng tin cậy, bạn sẽ thu hút được những người bạn cần cho tổ chức của mình, bao gồm cả nhân viên và khách hàng."
5. Biết được những trở ngại của mình
Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều lạc quan và chắc chắn rằng họ đang tiến thẳng tới mục tiêu của họ. Nhưng theo Flaxington, một nhà lãnh đạo nếu không dành thời gian để hiểu rõ những trở ngại của mình sẽ trở thành nhà lãnh đạo thiển cận.
Theo bà: "Bạn cần biết bạn đang chống lại cái gì và bạn phải có khả năng lên kế hoạch xung quanh những việc này. Sẽ là điên rồ nếu nghĩ rằng chỉ bởi vì bạn có nhiệt huyết và năng lượng là bạn sẽ có thể chinh phục tất cả. Sẽ thông minh hơn nhiều nếu lùi lại một bước và nghĩ xem bạn đang phải đối mặt với những trở ngại gì, và tính đến những trở ngại này khi lập các kế hoạch hành động".
6. Tạo ra một Hiến chương cho tổ chức
Theo Ken Blanchard, đồng tác giả của cuốn sách "Giám đốc một phút" (William Morrow & Co., 1982), đồng thời là nhà sáng lập The Ken Blanchard Cos., một công ty chuyên về đào tạo kỹ năng lãnh đạo và xây dựng nơi làm việc, quá nhiều tổ chức mới vội vã lên đường đua trước khi họ kịp xác định họ là ai, họ định đi về đâu, với chiến lược nào. Nếu chỉ gọi một tập hợp người là một tổ chức và giao cho họ một nhiệm vụ rõ ràng thì không có gì đảm bảo là tổ chức đó sẽ thành công.
Theo Blanchard, "Điều quan trọng là tạo ra một loạt các đồng thuận về những mục tiêu một tổ chức phải hoàn thành, chỉ rõ tại sao những mục tiêu này lại quan trọng và tổ chức này cần phối kết hợp như thế nào để đạt được những kết quả mong đợi. Hiến chương của một tổ chức sẽ đóng vai trò như là một bản ghi chép các thỏa thuận chung và có thể được sửa đổi cùng với sự lớn mạnh của tổ chức hoặc khi tổ chức cần có sự thay đổi".
7. Hãy tin vào nhân viên của mình
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải giúp nhân viên của mình phát triển niềm tin, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn. Như Napoleon Bonaparte đã từng nói "Các nhà lãnh đạo là những người kiến tạo hy vọng". Theo Maxwell, niềm tin mà những người nhân viên có được một phần bắt nguồn từ chính sự tin tưởng của nhà lãnh đạo vào họ. Ông nói: "Tôi nghĩ về nhân viên của tôi như những người ưu tú nhất, tôi đối xử với họ như những người ưu tú nhất, và kết quả là họ cố gắng làm việc và đạt thành tích như những người ưu tú nhất". Ông cũng nhắc nhở: "Nhưng chỉ tin vào nhân viên của mình thôi thì chưa đủ. Bạn phải giúp họ chiến thắng".
8. Đừng tiết kiệm những lời khen
Theo Mackay, một nhân viên bán hàng giỏi là người biết thứ âm thanh ngọt ngào nhất trên thế giới là gì. Đó chính là âm thanh về tên của họ phát ra trên đôi môi của ai đó. Thế nhưng quá nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại lầm tưởng rằng đó là tiếng sột soạt của tiền mới in hay tiếng ngã huỵch của đối thủ cạnh tranh.
Theo Mackey: "Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá say sưa với những ý tưởng của chính mình mà không biêìt phân phát lời khen. Một tiền vệ xuất sắc là người luôn biết yểm trợ tốt cho hàng phòng thủ của anh ta".
9. Giữ cho nhân viên của bạn luôn bận rộn và hứng thú với công việc
Theo Stephen Covey - một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, tác giả của cuốn "Bảy thói quen của những người thành đạt" (Free Press, 1989), các nhà lãnh đạo xuất sắc thường giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cho nhân viên của mình và làm cho họ hứng thú với những nhiệm vụ này. Ông nêu ví dụ về một cửa hàng pizza nhỏ ở một thị trấn tầm trung mà có thể đánh bại cả một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh lớn về doanh số bán. Theo ông, sự khác biệt lớn giữa chuỗi cửa hàng và cửa hàng bánh pizza nhỏ này chính là nhà lãnh đạo.
Theo lời kể của ông Covey, cứ tuần nào cũng vậy, người chủ cửa hàng bánh pizza nhỏ lại tập hợp những nhân viên ở tuổi thiếu nhi của ông ta lại và hỏi họ một cách hào hứng: "Tuần này chúng ta có thể làm gì mà chúng ta chưa bao giờ làm trước đây?" Bọn trẻ thường ưa thích thách thức. Chúng bắt đầu nhắn tin cho tất cả bạn bè chúng mỗi khi có một loại bánh pizza đặc biệt được bán. Chúng mang máy quẹt thẻ tín dụng ra tận lề đường để khách đi xe máy, ô tô đi qua có thể mua pizza ngay trên phố. Chúng chở bánh pizza nóng trên xe tải để mang bánh tới bán tại các điểm vui chơi của trường. Và thế là tiền cứ đổ về và người chủ cửa hàng không bao giờ phải lo lắng về vấn đề nhân viên bỏ việc".
10. Hãy bình thản
Theo Mackay, học giả đến từ Minneapolis: "Một người đứng đầu doanh nghiệp phải biết trấn an nhân viên không phản ứng quá mức với những tình huống nhất thời". Điều này đặc biệt quan trọng ở thời điểm hiện nay, khi mà tin tức về môi trường kinh tế khó khăn đang lan truyền khắp mọi nơi.
Ông nói: "Kể từ năm 2008, các phương tiện truyền thông chỉ nhai nhải các tin tức xấu. Nhưng hay nhìn những gì mà các công ty và tên tuổi sinh ra chính từ trong suy thoái như iPod, GE và Federal Express đã đạt được".
- See more at: http://www.vungtaujobs.com/career-talk/10-bi-quyet-cua-nhung-nha-lanh-dao-thanh-cong#sthash.exc2vtsK.dpuf
Read more…