Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Quản lí tài chính cá nhân

01:09 |
I. Bảng thu chi – tài chính cá nhân:
A. Công dụng:
- Bảng thu chi được dùng để thống kê lại mọi thu nhập lẫn các hoạt động chi tiêu của cá
nhân từ ngày, từng tháng và từng năm.
- Sau khi chi tiêu bạn nên giữ lại hoá đơn hoặc ghi lại để có thể nhập dữ liệu vào bảng.
B. Nội dung:
- File gồm ba sheet: ngày, tháng, năm.
- Sheet ngày : theo dõi chi tiêu mỗi ngày trong một tháng
- Sheet tháng: theo dõi chi tiêu mỗi tháng trong một năm
Sheet năm: theo dõi chi tiêu của một năm bất kì.
C. Cách sử dụng:
- Trong từng sheet bạn có thể xem sét tính hợp lý của các loại thu nhập và chi tiêu có sẵn
- Bạn có thể thay đổi nội dung của một mục thu/chi cho phù hợp với mình
- Bạn có thể insert thêm row nếu như muốn thêm một mục thu/chi Hướng dẫn sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân Version 1.1.0
www.kehoachcuocdoi.com kehoachcuocdoi@gmail.com Trang 3
- Bạn có thể sử dụng một sheet ngày cho một tháng sau mỗi tháng, nhập phần tổng cộng
qua sheet tháng. Sau đó, xoá số liệu trong sheet ngày và nhập lại trong tháng tiếp theo.
- Hoặc sau khi kết thúc một tháng bạn có thể copy sheet ngày thành một sheet ngày mới
cho tháng mới.
- Tương tự bạn cũng có thể làm hai cách trên đối với sheet tháng và năm.
- Bạn nên định kì nhập dữ liệu 2-3 ngày một lần.
- Chú ý : 
o Sau khi insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh lệnh sum ở trong ô tổng cộng cho
phù hợp
o Khi điều chỉnh insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh giống như vậy ở hai sheet
còn lại
o Không thể delete một row bất kì.
o Không thể add một column hoặc delete một column bất kì
o Chỉ nên thay đổi những phần nội dung bên trong các bảng
II. Bảng cân đối – tài chính cá nhân:
A. Công dụng:
- Bảng cân đối giúp bạn thống kê và có cái nhìn tổng quan với những tài sản và nợ của cá
nhân. Tài sản được chia theo đặc tính của tài sản như sinh lời hay hao mòn. Còn nợ được
chia theo thời gian cần phải sử lý khoản nợ đó như dài hạn hoặc ngắn hạn.
- Ngoài ra còn có các bảng phụ giúp bạn có thể đồng thời quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán, chứng chỉ quỹ cũng như các khoản tiết kiệm mà bạn đang có ở ngân hàng.
- Bảng có thể áp dụng lẫn cho người độc thân và các gia đình trẻ (thống kê tất cả thông tin
của cả chồng lẫn vợ).
B. Nội dung:
- File gồm hai sheet: độc thân và kết hôn. Hướng dẫn sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân Version 1.1.0
www.kehoachcuocdoi.com kehoachcuocdoi@gmail.com Trang 4
- Sheet độc thân: thống kê tài sản và nợ của cá nhân
- Sheet kết hôn: thống kê tài sản và nợ của chồng, vợ và tài sản chung
C. Cách sử dụng:
- Trong từng sheet bạn có thể xem sét tính hợp lý của các loại tài sản và nợ có sẵn.
- Bạn có thể thay đổi nội dung của một mục tài sản/nợ cho phù hợp với mình
- Bạn có thể insert thêm row nữa nếu như muốn thêm một mục tài sản/nợ
- Nếu bạn độc thân bạn có thể delete sheet ket-hon.
- Nếu bạn kết hôn bạn có thể delete sheet doc-than. Hướng dẫn sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân Version 1.1.0
www.kehoachcuocdoi.com kehoachcuocdoi@gmail.com Trang 5
- Bạn nên định kì nhập dữ liệu mỗi tuần một lần.
- Chú ý : 
o Sau khi insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh lệnh sum ở trong ô tổng cộng cho
phù hợp
o Khi điều chỉnh insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh giống như vậy ở hai sheet
còn lại
o Không thể delete một row bất kì.
o Không thể add một column hoặc delete một column bất kì
o Chỉ nên thay đổi những phần nội dung bên trong các bảng
III. Công cụ quản lý tài khoản cá nhân bằng JARS:
A. Công dụng:
- Bảng thu chi được dùng để thống kê lại thu nhập từ tất cả các nguồn và phân chi nó
thành 5 tài khoản riêng như mô hình quản lý tài chính cá nhân bằng JARS
- Bảng còn thống kê lại từng tài khoản bạn còn bao nhiêu tiền và đã chi bao nhiêu cho
những khoản lúc nào.
B. Nội dung:
- File gồm bảy (07) sheet: Master, NEC, LTSS, EDU, FFA, PLAY, GIVE
- Sheet Master: theo dõi thu nhập, chi tiêu và số dư trong từng JARS tại mọi thời điểm. Hướng dẫn sử dụng công cụ quản lý tài chính cá nhân Version 1.1.0
www.kehoachcuocdoi.com kehoachcuocdoi@gmail.com Trang 6
- Sheet NEC: theo dõi chi phí đi lại, ăn uống mua sắm của bản thân (tài khoản chi tiêu cần thiết)
Sheet EDU: theo dõi chi tiêu và số tiền trong tài khoản đầu tư cho việc nâng cấp bản
thân (tài khoản giáo dục)
Sheet FFA: theo dõi các khoản đầu tư tạo thu nhập bị động (tài khoản tự do tài chính)
- Sheet PLAY: theo dõi các khoản chi phí cho việc hưởng thụ (tài khoản hưởng thụ)
Sheet GIVE: theo dõi các khoản chi phí cho việc giúp đỡ bạn bè, gia đình và làm từ
thiện (tài khoản từ thiện)
C. Cách sử dụng:
- Trong sheet Master bạn có thể xem sét tính hợp lý của khoản thu nhập để có thể thay đổi
hoặc thêm vào.
- Bạn có thể thay đổi nội dung của một mục thu nhập cho phù hợp với mình
- Bạn có thể insert thêm row nữa nếu như muốn thêm một mục thu nhập
- Tỉ lệ phân chia tiền vào các JARS như ghi trong từng sheet. Tỉ lệ này là tỉ lệ tốt nhất
theo sự tư vấn của chúng tôi. Tuy nhiên tùy mỗi người trong mỗi hoàn cảnh khác nhau
các bạn có thể thay đổi tỉ lệ phân chia vào từng JARS. Việc thay đổi sẽ làm thay đổi số
tiền vào các JARS trong từng tháng, và sẽ tự update vào các sheet sau.
- Sau mỗi tháng bạn phải tự update số tiền sử dụng trong các JARS vào sheet Master để
cập nhật số tiền còn lại trong mỗi JARS.
- File sử dụng trong một năm. Sau mỗi năm bạn chuyển sang file mới. Ghi chú bạn sẽ
phải đem số dư cuối năm trước của các JARS qua năm nay bằng cách thêm vào ô số dư
đầu kì của tháng 1 năm nay.
- Bạn nên định kì nhập dữ liệu mỗi tháng một lần.
- Chú ý : 
o Sau khi insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh lệnh sum ở trong ô tổng cộng cho
phù hợp
o Khi điều chỉnh insert thêm row, bạn nhớ điều chỉnh giống như vậy ở hai sheet
còn lại
o Không thể delete một row bất kì.
o Không thể add một column hoặc delete một column bất kì
o Chỉ nên thay đổi những phần nội dung bên trong các bảng
Chúc bạn sử dụng công cụ một cách hiệu quả!
Read more…