Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Những mẫu cầu thang độc đáo và đẹp mắt

18:46 |
Trong những ngôi nhà, cao ốc hiện đại, cầu thang thường được sử dụng như điểm nhấn, thu hút sự chú ý và thể hiện cá tính của chủ nhân từng ngôi nhà ấy.
Nếu bạn đang chuẩn bị trang trí lại ngôi nhà của mình, mời bạn ghé xem 10 chiếc cầu thang độc đáo, đầy tính sáng tạo sau đây:
Cầu thang đo “calo” này có thể bị xem là “khó ưa” đối với những người đang lo lắng cho cân nặng của mình
Cầu thang “bảng màu Pantone” 
Sáng tạo với cầu thang bảy sắc cầu vồng 
Cầu thang kết hợp giấy dán tường sẽ làm ngôi nhà đồng bộ hơn 
Những đứa trẻ chắc chắn sẽ thích một chiếc chặn cầu thang có họa tiết các nhân vật hoạt hình sinh động này 
Cầu thang “ẩn hiện” này là sản phẩm đầy trí tuệ giúp tiết kiệm khá nhiều không gian cho ngôi nhà.

Cầu thang “dây ruybăng” sẽ cho cảm giác vừa sợ sệt vừa thú vị 
Cầu thang được thiết kế tận dụng không gian bếp này có lẽ là chiếc cầu thang độc nhất vô nhị 
Có rất nhiều cách tận dụng không gian gầm cầu thang và đó có thể là chiếc tủ quần áo nho nhỏ thích hợp với chiếc cầu thang nhà mình
Read more…

Điều kỳ diệu Nick và sự tương phản Lê Thị Huệ

23:10 |
12h sau khi Nick Vujicic đến Việt Nam, con số 31,7 tỷ đồng chi phí cho 4 ngày anh mang "điều kỳ diệu" đến Việt Nam đã được công bố. Dẫu đây là số tiền không từ tiền thuế của dân, nhưng mặc nhiên nó vẫn là con số quá lớn trong tương quan với sự khốn khó của khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên toàn quốc.
Để tiện so sánh, 19,6 tỷ đồng là kinh phí trợ giúp 250.000 người khuyết tật ở Kiên Giang trong suốt 10 năm 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn kinh phí để giúp đỡ 6,7 triệu người khuyết tật cả nước trong 10 năm là 2.025 tỷ đồng. 

Hình ảnh: Điều kỳ diệu Nick và sự tương phản Lê Thị Huệ : rất cần sự suy ngẫm !

12h sau khi Nick Vujicic đến Việt Nam, con số 31,7 tỷ đồng chi phí cho 4 ngày anh mang "điều kỳ diệu" đến Việt Nam đã được công bố. Dẫu đây là số tiền không từ tiền thuế của dân, nhưng mặc nhiên nó vẫn là con số quá lớn trong tương quan với sự khốn khó của khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên toàn quốc.
Để tiện so sánh, 19,6 tỷ đồng là kinh phí trợ giúp 250.000 người khuyết tật ở Kiên Giang trong suốt 10 năm 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn kinh phí để giúp đỡ 6,7 triệu người khuyết tật cả nước trong 10 năm là 2.025 tỷ đồng. 

Thưa các bạn, nói đến "điều kỳ diệu Nick" của ngày hôm nay, không hiểu sao tôi lại nhớ đến "ngày hôm nay" của . 

Ngày 14.5 của 10 năm trước, với chỉ một cú ngã tưởng chừng bình thường, cô gái vàng của thể thao Việt Nam, đô vật Lê Thị Huệ, năm đó vừa tròn 18 tuổi, đã gãy tới 3 đốt sống cổ, giập tủy sống, liệt tức thời tứ chi. 

10 năm sau, khi PV Lao động đến gặp cô trong một ngôi nhà nhỏ, ở một làng quê nghèo nào đó của huyện Quảng Xương và viết về nghị lực xen lẫn nỗi tuyệt vọng trong một cuộc sống ngập tràn khốn khó và sự lãng quên, dư luận đã sững sờ trước những sự thật cay đắng. 

Sự cay đắng không phải là việc hàng ngày tất tật mọi sinh hoạt cá nhân từ chuyện tối thiểu nhất như đi vệ sinh, nữ đô vật khỏe mạnh và xinh đẹp ngày nào giờ phải trông cả vào người mẹ già đã ngoại 70. Sự cay đắng không phải ở việc dù ngã lên ngã xuống hàng vạn lần trong suốt 10 năm với một nghị lực phi thường nhưng cô vẫn không thể đứng dậy. Cũng không phải việc mất "Nửa tiếng để cài một chiếc cúc áo". Sự cay đắng và nỗi xót xa đến từ chiếc xe lăn đã dùng suốt gần 10 năm giờ đã lên lão. Và nỗi tủi thân trước sự lãng quên, trước sự bạc bẽo, trước những lời hứa của quan chức ngành thể thao 10 năm trước, bị bỏ rơi ngay sau khi quay lưng, quên ngay bên bậu cửa. 

Chẳng nghị lực nào có thể chiến thắng sự bạc bẽo của con người với con người. 

Kể lại câu chuyện Lê Thị Huệ, không phải để nói số tiền 31,7 tỷ đồng là đắt, hay rẻ. 31,7 tỷ để dù chỉ vài người khuyết tật như Huệ có thêm niềm tin và nghị lực để sống thì chẳng có gì là đắt đỏ cả. Có nhiều thứ khác người ta còn ném cả ra sông ra biển đó thôi. Bởi giá như Lê Thị Huệ được đến Mỹ Đình, biết đâu, cô sẽ xua tan được nỗi tuyệt vọng và mặc cảm sau khi đã bị lãng quên hoàn toàn. Biết đâu cô sẽ tìm thấy cho mình một lẽ sống sau khi đã mất hết niềm tin vào những lời hứa hẹn. 

Niềm tin và nghị lực mà "điều kỳ diệu Nick" mang tới Việt Nam không thể đo bằng tiền bạc. 

Có điều Huệ sẽ không thể đến Mỹ Đình, vì thiếu tiền chẳng hạn, hay vì hướng tới Nick, chẳng ai còn nhớ đến cô nữa. 

Nick đáng được khâm phục. Nick đáng được coi là một bài học. Nhưng đó là bài học cho cả những người không khuyết tật. 

Bao nhiêu người sẽ đến để "xem", thay vì nghe Nick nói. Bao nhiêu người sau đó sẽ biến sự cảm thông với những người khuyết tật thành những hành động cụ thể. 

Ngày mai, khi nghe Nick nói, khi chứng kiến sự tự tin và nghị lực phi thường của chàng trai kỳ diệu, bạn có bao giờ tự hỏi mình sẽ làm gì cho những đồng bào đang khốn khó và cần sự trợ giúp của mình. Hay sau khi xúc động rớt nước mắt trước nghị lực và sự can đảm của anh, bạn cũng sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?! 

Sự đắt hay rẻ của khoản tiền 31,7 tỷ để Nick đến Việt Nam không phải chỉ là bài học nghị lực mà những người khuyết tật có được sau khi chứng kiến điều kỳ diệu Nick, có lẽ, nó còn phụ thuộc vào những hành động cụ thể của những người không khuyết tật nhận được.

Thưa các bạn, nói đến "điều kỳ diệu Nick" của ngày hôm nay, không hiểu sao tôi lại nhớ đến "ngày hôm nay" của .

Ngày 14.5 của 10 năm trước, với chỉ một cú ngã tưởng chừng bình thường, cô gái vàng của thể thao Việt Nam, đô vật Lê Thị Huệ, năm đó vừa tròn 18 tuổi, đã gãy tới 3 đốt sống cổ, giập tủy sống, liệt tức thời tứ chi.

10 năm sau, khi PV Lao động đến gặp cô trong một ngôi nhà nhỏ, ở một làng quê nghèo nào đó của huyện Quảng Xương và viết về nghị lực xen lẫn nỗi tuyệt vọng trong một cuộc sống ngập tràn khốn khó và sự lãng quên, dư luận đã sững sờ trước những sự thật cay đắng.

Sự cay đắng không phải là việc hàng ngày tất tật mọi sinh hoạt cá nhân từ chuyện tối thiểu nhất như đi vệ sinh, nữ đô vật khỏe mạnh và xinh đẹp ngày nào giờ phải trông cả vào người mẹ già đã ngoại 70. Sự cay đắng không phải ở việc dù ngã lên ngã xuống hàng vạn lần trong suốt 10 năm với một nghị lực phi thường nhưng cô vẫn không thể đứng dậy. Cũng không phải việc mất "Nửa tiếng để cài một chiếc cúc áo". Sự cay đắng và nỗi xót xa đến từ chiếc xe lăn đã dùng suốt gần 10 năm giờ đã lên lão. Và nỗi tủi thân trước sự lãng quên, trước sự bạc bẽo, trước những lời hứa của quan chức ngành thể thao 10 năm trước, bị bỏ rơi ngay sau khi quay lưng, quên ngay bên bậu cửa.

Chẳng nghị lực nào có thể chiến thắng sự bạc bẽo của con người với con người.

Kể lại câu chuyện Lê Thị Huệ, không phải để nói số tiền 31,7 tỷ đồng là đắt, hay rẻ. 31,7 tỷ để dù chỉ vài người khuyết tật như Huệ có thêm niềm tin và nghị lực để sống thì chẳng có gì là đắt đỏ cả. Có nhiều thứ khác người ta còn ném cả ra sông ra biển đó thôi. Bởi giá như Lê Thị Huệ được đến Mỹ Đình, biết đâu, cô sẽ xua tan được nỗi tuyệt vọng và mặc cảm sau khi đã bị lãng quên hoàn toàn. Biết đâu cô sẽ tìm thấy cho mình một lẽ sống sau khi đã mất hết niềm tin vào những lời hứa hẹn.

Niềm tin và nghị lực mà "điều kỳ diệu Nick" mang tới Việt Nam không thể đo bằng tiền bạc.

Có điều Huệ sẽ không thể đến Mỹ Đình, vì thiếu tiền chẳng hạn, hay vì hướng tới Nick, chẳng ai còn nhớ đến cô nữa.

Nick đáng được khâm phục. Nick đáng được coi là một bài học. Nhưng đó là bài học cho cả những người không khuyết tật.

Bao nhiêu người sẽ đến để "xem", thay vì nghe Nick nói. Bao nhiêu người sau đó sẽ biến sự cảm thông với những người khuyết tật thành những hành động cụ thể.

Ngày mai, khi nghe Nick nói, khi chứng kiến sự tự tin và nghị lực phi thường của chàng trai kỳ diệu, bạn có bao giờ tự hỏi mình sẽ làm gì cho những đồng bào đang khốn khó và cần sự trợ giúp của mình. Hay sau khi xúc động rớt nước mắt trước nghị lực và sự can đảm của anh, bạn cũng sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?!

Sự đắt hay rẻ của khoản tiền 31,7 tỷ để Nick đến Việt Nam không phải chỉ là bài học nghị lực mà những người khuyết tật có được sau khi chứng kiến điều kỳ diệu Nick, có lẽ, nó còn phụ thuộc vào những hành động cụ thể của những người không khuyết tật nhận được.

Read more…

Chuyện kén rể thời internet

21:07 |
Đại gia Giàu tổ chức kén chồng cho con gái yêu là cô Xinh. Poster, panner rồi pano, áp phích.... được răng đầy thành phố để thông báo về cuộc kén rể này của ông Giàu với các yêu cầu cơ bản mà ông Giàu đưa ra: thanh niên từ 25-30 tuổi, cao từ 1m75 trở lên, chưa vợ, đẹp trai, có biệt thự, có xe hơi, có bằng tiến sĩ. Thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng. Các thanh niên trai tráng, đủ mọi tầng lớp, ngành nghề đều háo hức tham gia cuộc tuyển chọn. 

Ngày tuyển chọn đã tới, mọi người nô nức kéo nhau về biệt thự của ông Giàu để xem ông kén rể. Rất nhiều các chàng trai trẻ, đẹp, phong độ có mặt với rất nhiều các "vũ khí" trên tay để chuẩn bị thi thố tài năng. Các chàng trai xếp thành một hàng dài từ cổng biệt thự vào tới sảnh chính của tòa biệt thự, nơi cô Xinh và gia đình ông Giàu đang "an tọa". 


Cuộc tuyển chọn bắt đầu.

Người thứ 1: trẻ, đẹp trai, chưa vợ, có biệt thự và xe hơi, lại có tài đánh đàn, thổi sáo, nhưng...... lại không có bằng tiến sĩ ‼! → Loại. Thật đáng tiếc......

Người thứ 2: Có biệt thự, có xe hơi, có bằng tiến sĩ, nhưng...... lại không đẹp trai và đã 40 tuổi rồi → Loại

Người thứ 3: Cao 1m80, da trắng, đẹp trai cực kì, có bằng tiến sĩ, nhưng.... lại không có biệt thự, không có xe hơi → Loại.

Cứ thế những chàng trai tiếp theo mỗi người đều thiếu sót 1 thứ gì đó nên đều bị "loại khỏi vòng chiến đấu". Gia đình ông Giàu và cô Xinh cũng đã cảm thấy mệt mỏi và ngao ngán.

Đến chàng trai thứ 10: 27 tuổi, đẹp trai, chưa vợ, có biệt thự, có xe hơi, có bằng tiến sĩ, lại hát hay, chơi thể thao giỏi. Wow, hoàn hảo đây. Thế nhưng rất tiếc anh ta vẫn còn 1 điểm chưa đạt "chuẩn". Anh ta chỉ cao 1m70, thấp hơn so với yêu cầu 5cm. Gia đình ông Giàu nhìn nhau đắn đo, suy nghĩ rất lâu rồi quay sang cô Xinh để dò hỏi ý kiến. Cô Xinh nhìn ông Giàu mặt thểu não "Thôi con mệt lắm rồi, chọn đại anh này đi". Thế là ông Giàu quyết định chọn anh thứ 10 làm con rể mình.

Cả một hàng dài các chàng trai đứng sau đều thất vọng, la hét.

Một chàng trai, đứng ngay vị trí thứ 11, vô cùng buồn chán và kích động chạy với theo cô Xinh la hét. Xinh ơi, anh mới là người tốt nhất này. Anh là Nhất, anh 27 tuổi, cao 1m80, chưa vợ, đẹp trai, có biệt thự, có xe hơi, có bằng tiến sĩ, anh còn hát hay, chơi thể thao giỏi, ga lăng và rất mực chung tình. 

Thế nhưng mọi cố gắng của anh chàng Nhất này đều vô vọng, Cô Xinh cùng với anh chàng thứ 10 kia đã đi khuất vào trong biệt thự. Anh ta buồn chán ngồi phệt xuống đất. Mọi người xung quanh xì xào bàn tán: Anh ta đúng là tốt nhất, nhưng mà anh ta lại "đứng sau", thật là đáng tiếc.

Một người đàn ông cao tuổi đứng gần đó lại vỗ vai anh ta an ủi "Cậu là Nhất, mà cậu lại đứng thứ 11, vậy là không được chọn là phải rồi. Thôi đừng buồn, lần sau dáng chen chân lên mà đứng thứ nhất, không ít ra cũng phải đứng top 10 nhé". ^^

Tốt nhất mà lại đứng thứ 11 nên không được chọn, thật đáng tiếc phải không các bạn. Trong kinh doanh cũng vậy đó các bạn, cho dù sản phẩm, dịch vụ của bạn là tốt nhất nhưng bạn lại "chậm chân" hơn đối thủ, đứng sau đối thủ, thì bạn cũng đã tự đánh mất đi cơ hội bán hàng của mình. Khách hàng có tiền, nhưng họ lại không có thời gian để chờ đợi bạn, cũng không muốn tốn công sức để đi tìm bạn giữa một rừng các đối thủ cạnh tranh không thua kém gì bạn.

Read more…