Đừng quên
Like và Share
bạn nhé ^^

Nơi nào là hạnh phúc nhất

07:38 |

Chúng ta mải miết đi tìm thành công, đi tìm một nơi ấm áp và hạnh phúc để dừng chân. Nhưng mỗi khi mỏi mệt với vòng xoáy bon chen, ta mới nhận ra nơi hạnh phúc đó ta đã có từ lâu, đó là Gia đình…

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 1
Đây là nhật ký của tôi. (Hãy đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới nhé!)

Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cô gái trẻ bận rộn với cuộc sống mưu sinh xa nhà. Công việc hàng ngày dường như đã chiếm trọn thời gian của cô, vậy nhưng tối đến cô vẫn phải quay cuồng trong vòng xoáy của các mối quan hệ, cố gắng cân bằng công việc sinh hoạt riêng với những mối quan hệ xung quanh với bạn bè, người yêu…
Đã lâu lắm rồi trong từ điển cuộc sống của cô đã biến mất từ: “nghỉ ngơi”, chỉ còn toàn là áp lực và mệt mỏi. Và rồi chính những lúc đó, cô nhìn lại cuộc sống của mình, nhận ra có một nơi trên thế giới này, một nơi luôn hạnh phúc và ấm áp, đó là nơi có cha mẹ. Những kỷ niệm thân thương thuở bé chợt ùa về trong tâm trí. Cô nhớ về ngày nhỏ, khi chập chững tập đi, mỗi khi ngã đều có bố mẹ rộng vòng tay che chở. Từng miếng ăn giấc ngủ của cô gái luôn đong đầy tình thương yêu của cha mẹ.
Những kỷ niệm ùa về khiến cô gái không chần chừ do dự thêm nữa. Cô bắt chuyến xe sớm nhất để được lao nhanh về với cha mẹ dù công việc vẫn bộn bề.  
Nơi hạnh phúc nhất thế giới 2

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 3

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 4

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 5

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 6

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 7

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 8

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 9

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 10

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 11

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 12

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 13

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 14

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 15

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 16

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 17

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 18

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 19

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 20

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 21

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 22

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 23

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 24

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 25

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 26

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 27

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 28

  

Nơi hạnh phúc nhất thế giới 29
Có lẽ rồi ai trong số chúng ta cũng sẽ đến lúc phải sống tự lập và xa gia đình. Nhưng giữa cuộc sống bộn bề lo toan, có lẽ đôi lần bạn chợt quên đi hình bóng cha mẹ đang dõi theo mình. Chúng ta mải miết đi tìm thành công, đi tìm một nơi ấm áp và hạnh phúc để dừng chân. Nhưng mỗi khi mỏi mệt với vòng xoáy bon chen, ta mới nhận ra nơi hạnh phúc đó ta đã có từ lâu, đó là: “Gia đình”.  
Một kì nghỉ Tết dài đang chuẩn bị tới, nhiều bạn trẻ đã râm ran rủ nhau đi du lịch nước ngoài hay “phượt” cùng bạn bè trong nước.Vẫn từng có câu nói “Vì tuổi trẻ là những chuyến đi”, nên việc các bạn đi và tìm hiểu thế giới là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống này. Tuy vậy, các bạn hãy đừng quên có một nơi “hạnh phúc nhất thế giới” luôn ngóng trông bạn về để bạn có thể dành thời gian quý giá bên cả những người mình thương yêu nhé!
Nguồn: kenh14.vn
http://tapchi.shoptretho.com.vn/index.php/noi-hanh-phuc-nhat-the-gioi/#comment-184
Read more…

Sao quê hương mình già nua đến vậy

07:16 |
Các nhà đầu tư thế giới thường nghĩ về Việt Nam như một quốc gia trẻ trung, đang lên và chứa nhiều tiềm năng nhất trong số các thị trường mới nổi. Họ ấn tượng với con số tăng trưởng về dân số, về sự kiện là 58% người VN dưới tuổi 25, và theo nhãn quan của người Âu Mỹ, đây là phân khúc sáng tạo và cầu tiến nhất của bất cứ xã hội nào. Họ tìm đến VN mong những đột phá kỳ diệu và một vận hành năng động kiểu thung lũng Silicon (trung tâm IT của Mỹ ở phía nam San Francisco). Sau vài năm tung tiền mua tiềm năng và cơ hội, họ thường thất vọng và âm thầm bỏ đi. Tại sao?
Những giả thuyết ngây thơ
Họ đã không lầm về những số liệu tạo nên hình ảnh đó. Tuy nhiên, sự phân tích và biện giải về logic của họ vướng phải vài giả thuyết và tiền đề không chính xác. Một người có số tuổi còn trẻ không có nghĩa là sự suy nghĩ và vận hành của người đó cũng phải trẻ trung như số tuổi, nhất là khi họ lớn lên trong một xã hội khép kín, ít tiếp xúc với thế giới.


Tôi còn nhớ một đai gia IT nổi tiếng cũng đã từng kết luân trong một buổi hội thảo về kinh tế là số người sử dụng điện thoại di động ở VN đã tăng trưởng ấn tượng 36% mỗi năm trong 5 năm qua và lên đến 68 triệu người hay khoảng 80% dân số. Kết luận của anh chuyên gia trẻ này là tương lai về công nghệ thông tin của VN phải sáng ngời và sẽ vượt trội các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…
Đây là những kết luận ngây thơ về thực tại của xã hội. Một người trẻ suốt ngày la cà quán cà phê hay quán nhậu sẽ không đóng góp gì về sáng tạo hay năng động; cũng như vài ba anh chị nông dân với điện thoai cầm tay không thay đổi gì về cuộc diện của nông thôn ngày nay (nông dân vẫn chiếm đến 64% của dân số xứ này).
Tôi thích câu nói (không biết của ai): Tất cả bắt đầu bằng suy nghĩ (tư duy). Suy nghĩ tạo nên hành động, hành động liên tục biến thành thói quen và thói quen tạo nên định mệnh. Định mệnh của cá nhân phát sinh từ tư duy cá nhân, định mệnh tập thể đúc kết bởi suy nghĩ của tập thể.
Tư duy, thói quen và định mệnh
Quên đi góc nhìn cá nhân, hãy tự suy nghĩ về tư duy thời thượng của xã hội này và từ đó, ta có thể nhận thức được những hành xử và thói quen của người dân VN. Bắt đầu từ tầng cấp lãnh đạo về kinh tế, giáo dục và xã hội đến lớp người dân kém may mắn đang bị cơn lũ của thời thế cuốn trôi; tôi không nghĩ là một ai có thể lạc quan và thỏa mãn với sự khám phá.
Những thói quen xấu về chụp giựt, tham lam, mánh mung, dối trá, liều lĩnh, sĩ diện… vẫn nhiều gấp chục lần các hành xử đạo đức, cẩn trọng, trách nhiệm, danh dự và hy sinh. Dĩ nhiên, đây là một nhận định chủ quan, sau một lục lọi rất phiến diện trên báo chí, truyền hình và diễn đàn Internet. Nhưng tôi nghĩ là rất nhiều người VN sẽ đồng ý với nhận định này.
Tôi nghĩ lý do chính yếu của những thói quen tệ hại này là bắt nguồn từ một tư duy già cỗi, nông cạn và nhiều mặc cảm. Tôi có cảm giác là ngay cả những bạn trẻ doanh nhân và sinh viên mà tôi thường tiếp xúc vẫn còn sống trong một thời đại cách đây 100 năm, dưới thời Pháp thuộc. Thực tình, nhiều bậc trí giả đã lo ngại là so với thời cũ, chúng ta đã đi thụt lùi về đạo đức xã hội và hành xử văn minh.
Tôi thường khuyên các bạn trẻ hãy đọc lại những tiểu thuyết của thời Pháp thuộc trước 1945. Họ sẽ thấy đời sống và các vấn nạn của một nông dân trong truyện của Sơn Nam vẫn không khác gì mấy so với một nông dân qua lời kể của Nguyễn Ngọc Tư. Bâng khuâng và thách thức của những gia đình trung lưu qua các câu chuyên của Khái Hưng rất gần gũi với những mẫu chuyện ngắn của nhiều tác giả trẻ hiện nay. Ngay cả những tên trọc phú, cơ hội và láu lỉnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng mang đậm nét hình ảnh của những Xuân Tóc Đỏ ngày nay trong xã hội.
Ôm lấy quá khứ ở thế kỷ 21
Tóm lại, tôi có cảm tưởng chúng ta vẫn sống và vẫn tranh đấu, suy nghĩ trong môi trường cả 100 năm trước. Những mặc cảm thua kém với các ông chủ da trắng vẫn ám ảnh các bạn trẻ ngày nay. Chúng ta vẫn bàn cãi về những triết thuyết mà phần lớn nhân loại đã bỏ vào sọt rác. Trong lãnh vực kinh doanh, phần lớn các doanh nhân vẫn cho rằng bất động sản và khoáng sản là căn bản của mọi tài sản. Sản xuất gia công và chế biến nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Một doanh nhân Trung Quốc đã mỉa mai với tôi khi đến thăm một khu công nghiệp của VN, “Họ đang cố học và làm những gì chúng tôi đang muốn quên”.
Tôi đang ở tuổi 66. May mắn cho tôi, nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi khác hẳn thời Pháp thuộc. Tôi không cần phải dùng tay chân để lao động, cạnh tranh với tuổi trẻ. Kinh doanh bây giờ đòi hỏi một sáng tạo chỉ đến từ trí tuệ và tư duy đổi mới. Thân thể tôi dù bị hao mòn (xương khớp lỏng lẻo, tai mắt nhấp nhem..). nhưng trí óc tôi và tinh thần vẫn trẻ hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, nó không bị phân tâm bởi những hóc môn (hormones) về đàn bà hay những thứ lăng nhăng khác như các bạn trẻ. Do đó, hiệu năng và công suất của sự suy nghĩ trở nên bén nhậy hơn.
Người Mỹ có câu, “Những con chó già không bao giờ thay đổi” (old dogs never change). Do đó, tôi thường không thích trò chuyện với những người trên 40, nhất là những đại trí giả. Nhưng tôi thất vọng vô cùng khi về lại VN và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế. Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm. Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt.
Nhiều người đỗ lỗi cho những thế hệ trứơc và văn hóa gia đình đã kềm kẹp và làm cho thế hệ trẻ này hay ỷ lại và hư hỏng. Cha mẹ vẫn giữ thói quen sắp đặt và quyết định cho các con đã trưởng thành (ngay khi chúng vào tuổi 30, 40..) về những cuộc hôn nhân, công việc làm, ngay cả nhà cửa và cách sinh họat. Hậu quả là một thế hệ đáng lẽ phải tự lập và lo tạo tương lai cho mình theo ý thích lại cuối đầu nghe và làm theo những tư duy đã lỗi thời và tụt hậu.
Trong khi thế giới đang hồi sinh với thế hệ trẻ tự tin tràn đầy năng lực cho những thử thách của thế kỷ 21, thì người trẻ VN đang lần mò trong bóng tối của quá khứ, với sự khuyền khích của các nhóm muốn giữ quyền lực và bổng lộc. Tôi tự hỏi, sao quê hương mình … già nua nhanh như vậy? Những nhiệt huyết đam mê của tuổi thanh niên bây giờ chỉ dành cho những trận đá bóng của Châu Âu? Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân VN thêm nhiều thập niên nữa. Cái bẫy thu nhập trung bình to lớn và khó khăn hơn mọi ước tính.
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Read more…

Truyện ngụ ngôn con chồn và vườn nho

06:24 |
Câu truyện ngụ ngôn kể rằng, một con Chồn muốn vào một vườn nho. Nhưng vườn nho lại được dào dậu cẩn thận, con Chồn tìm được một chỗ chống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách rằng nhịn đói để gầy bớt đi, như thế nó sẽ chui qua lỗ hổng kia để vào vườn nho. Sau mấy ngày nhịn đói, con Chồn chui qua được lỗ hổng.

 Nó vào được trong vườn nho, và sau khi ăn uống no nê, con Chồn mới khám phá ra rằng, nó đã trở nên quá mập để chui lại lỗ hổng ra ngoài. Và thế là, nó lại phải tuyệt thực thêm một lần nữa. Thoát ra khỏi vườn nho, còn Chồn nhìn và nghĩ lại rằng: "Hỡi vườn nho, vào trong nhà người để được gì, bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, và trở ra cũng với hai bàn tay trắng ".



"Có vấp ngã mắt mới nhìn sáng suốt,
Có đau thương lòng mới cứng rắn hơn
Có căng như một sợi dây đàn
Mới tạo được những âm thanh huyền diệu..."
Read more…

2 BỘ QUẦN ÁO ĐỔI BẰNG MẠNG SỐNG CỦA MẸ NÓ.

06:05 |
Đọc xong câu chuyện này mà thấy xót xa thương hại thay cho đứa con bất hiếu…

- Mẹ à (giọng nó đong đỏng, bạn con toàn mua đồ hiệu mặc không đấy, 1 cái quần của nó đôi khi bằng cả chiếc xe máy con đang đi… con xin mẹ đấy… cho con tiền mua vài bộ đi… Tết đến nơi rồi mà mẹ xem con xấu xí quê mùa chưa nè.

- Nhưng trong tủ con còn vài bộ, vẫn còn mới lắm mà…

-Trời… mẹ nói mấy bộ đó hả, toàn hàng đổ đóng, vài chục ngàn 1 cái,tại mẹ mua cho con thôi chứ không đời nào con mua.

- Nhưng bây giờ làm sao mẹ có 5 triệu cho con bây giờ, nhà mình nghèo quá mà, con xem tết sắp đến rồi mà nhà mình có sắm sửa gì được đâu, nay con lại xin thêm 1 khoản tiền lớn như vậy.

- Mẹ ơi, cái nhà mình có vác ra đường được không, còn cái mặt con này, con phải gặp lũ bạn hằng ngày đấy, mặc đồ như con quê chết đi được.

- Nhưng mẹ thật sự không có tiền!

-Con không biết nếu mẹ không cho con thì con bỏ nhà đi, tự con đi tìm lấy vậy, con cũng chán sống ở ngôi nhà mục nát này lắm rồi!

- Mẹ… thôi được rồi con cho mẹ 1 tuần được không ?

-Vậy thì 1 tuần vậy… hừ

Nó bỏ đi mẹ nó ngồi thở dài sau cuộc nói chuyện, những vết nhăn trên trán nay lại hiện rõ hơn, bà ngoái nhìn lên bàn thờ nơi có tấm hình chồng vẫn đang dõi mắt theo bà, bà khóc, bà trách sao ông ra đi quá sớm, để lại bà với những lo toan, bà trách sao ông không ở lại để cùng bà san sẻ những niềm vui, giờ đây cái gánh nặng trên vai bà lại được tăng lên, thằng con trai đang tuổi lớn lại không muốn thua sút bạn bè, bà phải làm sao đây khi trong nhà còn không có được 1 đôi đũa lành lặn, cái nghèo nó đeo đuổi bà bao năm nay giờ vẫn chưa buông tha. Bà lặng lẽ cúi mặt nước mắt chảy dài.

Vóc dáng bà nhỏ nhắn, lom khom để rửa từng cái bát cho nhà hàng, bà làm liên tục, không 1 phút nghỉ ngơi, bà chỉ biết làm càng nhiều thì sẽ có càng nhiều tiền, bà nhận thêm phần việc đan giỏ len của cô hàng xóm để kiếm thêm vài đồng vào buổi tối, bà ít ăn hơn, bà chỉ biết làm và làm. Có lẽ giây phút mà bà rời khỏi công việc là lúc đi hâm nóng đồ ăn cho nó, bà lo cho nó từng miếng cơm, sợ thức ăn không đủ nóng sẽ làm nó khó nuốt, sợ cái bổn phận làm mẹ chưa tròn với con, bà lo lắng nhiều điều, việc nó đi sớm về trễ cũng làm bà đau đáu, mắt bà càng ngày càng sâu húp, tưởng chừng như không thể nhìn thấyđôi mắt luôn u buồn nữa.

-Lại là trứng àh… hôm qua trứng luộc hôm nay trứng chiên, hôm qua canh bí hơm nay canh bầu… mẹ à… mẹ có hâm nóng mấy món này bao nhiêu lần đi chăng nữa thì con cũng chẳng thể nào nuốt trôi, sao mẹ dè xẻn thế… mẹ xài thoáng 1 chút nữa có được không.

- Mẹ… mẹ…

- Ngày mai con không muốn thấy mấy món trứng này nữa đâu… mẹ hiểu con nói gì rồi đó

Với bà nó còn hơn cả 1 đứa con, dường như nó là 1 trách nhiệm, 1 bổn phận mà bà phải luôn hoàn thành, đã biết làm thế nó sẽ càng hư, sẽ càng ngổ ngáo, nhưng vì bà quá thương con nên bà đành cam chịu. Lời ra tiếng vào nói bà là người nhu nhược, ngu ngốc, nhưng nào có ai biết được tấm lòng của 1 người mẹ cao cả như thế nào

-Xem như vậy mẹ cũng còn thương con, hơm nay có thịt và canh rau, khá hơn hôm qua nhưng sao canh ít vậy

- Àh…hồi nãy mẹ hơi đói nên ăn trước 1 phần rồi, phần đó là của con.

Để ngoài tai những lời bà đang giải thích nó cho miếng thịt vào miệng nhai ngấu nghiến, bà nhìn nó ăn mà nước mắt bà trào, bà quay mặt đi, lặng lẽ không 1 tiếng động… bà lại tiếp túc trở lại với công việc của mình. Đôi bàn tay nhám nhụi ấy bây giờ lại thêm những vết kim đâm vào, những lần như thế bà lại khẽ giật mình và cho ngón tay vào miệng ngậm, bà sợ cái đau làm bà la toáng lên làm nó thức giấc, những giây phút ấy đôi mắt bà ngồi với ngọn đèn dầu le lói, nhìn chiếc bóng của mình chảy dài trên tường bà trò chuyện với chiếc bóng ấy bằng những dòng suy nghĩ , bằng những cái run ở bờ môi, bằng những giọt nước mắt căng tràn. Bà trách cho thân phận quá nghèo, không thể lo cho đứa con trai yêu dấu được bữa cơm no trọn vẹn, bà trách sao mình vô dụng không thể cho con mình 1 chiếc áo đủ ấm, những lúc ấy chỉ có bà và bà cô độc, bà không biết chia sẽ cùng ai, rồi bà sợ những cơn gió đầu xuân thổi qua làm nó lạnh run, bà sợ những cơn mưa lạnh làm nó thức giấc vì những lỗ hỏng trên mái nhà và bà sợ, sợ 1 ngày nó sẽ bỏ bà ra đi, sợ cái cảnh không được nhìn thấy gương mặt thương yêu của nó, bà bấu chặt lòng ngực mà khóc.

- Mẹ làm gì thế sao chưa ngủ… Giọng nó chợt vang lên trong đêm

- Àh…mẹ!

- Mẹ ăn cơm àh?

- Ừm. mẹ làm nhiều quá nên mẹ đói

-Trời ạ, nhà đã nghèo mà mẹ còn ăn 2,3 lần như thế gạo nào mà chịu nổi

- Mẹ chỉ ăn phần cơm thửa ở nhà hàng để lại thôi con yên tâm

- Mà mẹ ăn với gì vậy, không thấy đồ ăn, chỉ thấy bát nước thế này?

- Àh… tại mẹ đói quá, nhờ chén nước lọc này thay canh để dễ nuốt hơn đó mà, con đi ngủ đi mẹ ăn sắp xong rồi!

- Nước lọc cơ đấy, mẹ sang thật

Càng gần đến ngày hẹn với nó bà càng căng sức ra, bà có gắng gượng đôi mắt yếu ớt của mình lên để chống lại cái mệt mỏi, bà cố gắng làm cho xong hết cái giỏ này đến cái giỏ khác, cứ thế cho đến gà gáy bà mới chợp mắt được 1 chút thì bà lại phải dậy đi, cái mệt mỏi của ngày hôm nay qua lại được cộng dồn cho ngày hôm sau, bà cố gắng quên đi tình cảm, đôi lần bà quá yếu , chỉ biết há thật to cổ họng ra lấy sức

- Hôm nay đúng 1 tuần rồi đấy, mẹ có tiền cho con chưa

- Mẹ có rồi nhưng con phải xài cho thật đúng

- Mẹ lôi thôi quá, mà mẹ cũng hay thật đấy, 1 tuần đã kiếm được 5 triệu

- Đó là số tiền mẹ giành dụm cho tết này và số tiền những ngày qua mẹ đi Làm có được, chỉ mong con biết quý trọng nó

-Trời, thôi mẹ đừng giáo huấn nữa, tiền của con đâu?

- Đây, con cầm lấy!( tay bà mẹ dè dặt)

-Sao toàn bạc lẽ thế… mà thôi cũng được, con đi đây

Bà đổ khụy khi nó chưa kịp ra khỏi nhà

- Này mẹ sao thế, không lẽ mẹ không muốn cho con tiền mà phải giả bịnh thế. àh, vậy thì giờ mẹ giữ lại đi con không cần nữa

- Àh… không (bà nói bằng giọng run run), mẹ đau bụng xíu thôi lát nó hết àh, không sao đâu con yên tâm (tay bà ghì chặt bụng, miệng bấm thật chặt vào môi)

Nó quay đi với số tiền trên tay.

- Mẹ àh, số tiền này con chỉ mua được 2 bộ thôi đấy mẹ lo mà kiếm thêm 1 ít

Không có tiếng bà phản hồi như mọi ngày, im phăng phắt

- Mẹ àh… con đói rồi mẹ dọn cơm cho con ăn đi

Vẫn thế… vẫn im lặng

- Mẹ… mẹ sao thế này

Nó la toáng lên khi thấy bà nằm dưới nền đất, môi tím tái khuôn mặt trắng bệt, cái lành lạnh đang dừng thoát ra khỏi người bà… nó thất thần, bế sốc bà dậy chạy vội vào bệnh viện

- Cậu có bao giờ thấy muỗi trong bao tử chưa?(lời bác sỹ nói với nó)

- Ý ông là sao tôi không hiểu?

- Tôi tìm thấy trong bụng mẹ cậu 1 hỗn hợp gồm cơm khô và nước mưa, kèm theo đó là rất nhiều muỗi và lăng quăng, có lẽ bà ăn cơm khô trong suốt thời gian dài làm loét bao tử, còn vũng nước mưa kia có lẽ bà uống để dễ trôi cơm hơn nhưng vô tình làm nhiễm trùng đoạn bao tử bị loét

Nó đổ gục…

- Tôi thắc mắc tại sao bà không dùng nước sạch mà lại dùng nước mưa cùng cơm?

- Ông nhiều chuyện quá, tôi muốn biết mẹ tôi thế nào rồi?

Nó túm cổ áo ông bác sỹ

- Rất tiếc, nếu mẹ cậu được đưa vào đây sớm hơn, hoặc bà đủ sức khỏe để chống lại cơn đau đó thì mọi chuyện đã khác… tôi xin lỗi.

Nó chết lặng, ông bác sỹ rời đi nhưng mang theo thứ quý báu nhất trần đời của nó, nó chỉ biết lặng im cho những giọt nước mắt nhẹ nhàng rơi, những giọt nước mắt vô vị giờ thì nó đã hiểu, bà nấu ít phần canh là để giành thêm ít tiền cho nó và cả bát nước mưa kia nữa.

Sao nó không nhận ra sớm hơn, sao nó không quay lại đỡ bà khi bà gục ngã, sao nó lại bỏ đi để bây giờ nó quay về thì bà đã ra đi mãi mãi, sao nó không nhận ra bà đang yếu đi từng ngày vì nó.

Bật khóc trong im lặng, nó ôm chặt bộ đồ nó vừa mua, bộ quần áo mới được mua… bằng chính mạng sống của bà !
Read more…

Những tấm ảnh cuộc sống buồn

21:51 |

Những tấm ảnh...não lòng của Việt Nam

Những tấm ảnh...não lòng của Việt Nam

Có rất nhiều người đã rơi nước mắt khi vô tình xem được bức ảnh về một đứa trẻ bị bỏ rơi, chỉ được bọc bằng một tấm vải mỏng, bị côn trùng bâu kín khắp người, hay một người đàn ông tàn tật đang chống đỡ một cách vô vọng khi cơn mưa lớn ào đến bất ngờ…Giữa cuộc sống xô bồ, hối hả, hãy dành một khoảng thời gian ngắn ngủi để nhìn lại những bức ảnh mà ý nghĩa và sự xúc động ẩn chứa trong nó là không thể nói hết bằng lời...


Trong khi nhiều người đang sử dụng một cách hoang phí đồ ăn, thì một cụ già nhặt và ăn mẩu bánh cạnh thùng rác ....


Cụ bà bán rau muống để mưu sinh bên vệ đường


Hay cố gắng vét những hạt thóc còn sót lại trên sân trước khi chúng bị nước mưa cuốn trôi.


Và chống đỡ một cách vô vọng khi cơn mưa lớn ào đến bất ngờ...


Nhưng chỉ có một giấc ngủ nhọc nhằn ...


Hay một đứa trẻ bị bỏ rơi, chỉ được bọc bằng một tấm khăn mỏng, đang bị côn trùng bò kín khắp người.


Một bà cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt khắc khổ, làn da nhăn nheo những vết chân chim đồi mồi đang ngồi lặng trước nền nhà cũ kỹ, mắt nhìn vào đống giấy khen nhàu nát. Phải nhìn thật kỹ người ta mới nhận ra đó là giấy báo, giấy chứng nhận Tổ Quốc ghi công, giấy khen và thoáng hình ảnh lá cờ Tổ Quốc.


Và một bức ảnh cảm động về tình yêu thương


Cho dù cha chỉ còn lại 1 tay và 1 chân...


Tình mẫu tử vẫn là tình cảm mãnh liệt nhất của con người.

Read more…

Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường

18:59 |
Chúng ta đã từng nghe nói về sức mạnh của ý chí và niềm tin. Chúng ta đã từng ngạc nhiên với những con người có nghị lực và ý chí phi thường – những người đã thực hiện và vượt qua những điều tưởng chừng như không thể.
Lòng quyết tâm giúp chúng ta vượt qua những rào cản tiềm ẩn trong mỗi cá nhân: sự thiếu tự tin, cách suy nghĩ, thái độ sống không tích cực và nhiều hạn chế khác. Chỉ cần một ý chí kiên định, một sự quyết tâm không gì lay chuyển, chúng ta sẽ làm nên điều kỳ diệu, tạo nên những kỳ tích.
Qua từng trang sách trong “Nơi nào có ý chí – nơi đó có con đường” 1&2, chúng ta sẽ lần lượt gặp gỡ những con người với những hoàn cảnh, ước mơ và mục đích sống khác nhau. Nhưng điều chung nhất giữa họ là lòng quyết tâm và ý chí vượt qua những thử thách và nghịch cảnh.

Đó là câu chuyện về một cô gái không thể cất tiếng nói cũng như không nhìn thấy ánh sáng từ khi còn nằm trong nôi đã trở thành một diễn giả có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
Đó là câu chuyện về một người mang chứng bệnh hiểm nghèo khiến toàn thân bất động nhưng vẫn có những phát kiến khoa học làm thay đổi nhận thức của thế giới trong hiện tại và cả tương lai.
Đó là câu chuyện về một vận động viên vô địch thế giới đã chinh phục khán giả bằng những bước chân thần tốc đã từng bị tê liệt hoàn toàn mười tám năm trước đó.
Đó là câu chuyện về người nhạc sĩ bị mất thính lực nhưng vẫn sáng tác nên những bản giao hưởng bất hủ, được xưng tụng là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc nhân loại.
Những con người này đã từng vật lộn với số phận, từng vấp ngã, từng hứng chịu nhiều thất bại. Nhưng họ đã tự vực mình đứng dậy và vươn lên mạnh mẽ. Những gian truân, thử thách càng hun đúc thêm lòng quyết tâm và mang lại cho họ những trải nghiệm quý báu hơn.
Hy vọng câu chuyện của những con người đầy nghị lực trong hai tập sách “Nơi Nào Có Ý Chí – Nơi Đó Có Con Đường” sẽ khơi dậy và thôi thúc những ước mơ, những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, giúp bạn vượt qua được những thử thách cuộc sống và có được những tính cách để trở thành một người không biết đầu hàng số phận.

Read more…